Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Những năm trước, đất trên bờ bao nuôi tôm thường bỏ trống, thì những năm gần đây, nông dân đã tận dụng để trồng đậu bắp, đậu xanh, dưa leo, bầu, bí, rau cải. Không chỉ đất bờ bao, mà đất trống quanh nhà cũng được bà con sử dụng triệt để, năng xuất không thua gì các vùng chuyên trồng màu của huyện.
Ruộng ít, nên bà Huỳnh Thị Tùng ở ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2, đã tận dụng hơn 1 công đất bờ bao để trồng các loại rau cải, dưa leo, trước sân thì lên liếp trồng thêm hành, mỗi ngày đem ra chợ Gia Hội, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu bỏ mối cũng lời khoảng 100 ngàn đồng, giúp gia đình có thêm thu nhập.
Nhiều hộ ở xã Gia Hòa 2 cũng có thu nhập ổn định từ trồng màu. Tính đến cuối tháng 7, nông dân trong huyện đã trồng màu trên đất bờ bao được trên 200 ha, tập trung nhiều ở xã Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, tuy nhiên diện tích này còn khiêm tốn so với diện tích đất bờ bao nuôi tôm trong toàn huyện . Bởi thực tế những hộ trồng có lãi, chủ yếu là có thương lái đến mua, hoặc đem bỏ mối ở các chợ. Đối với xã Gia Hòa 2, do xã giáp ranh với 1 số chợ ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, đặc biệt là chợ Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, nên việc tiêu thụ của bà con không khó, ông Phạm Văn Tấn - Bí Thư chi bộ ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2 cho biết: “Hiện ấp Thuận Hòa trên 32 ha đất nông nghiệp được bà con chọn làm mô hình trồng màu trên bờ bao nuôi tôm. Mô hình này ngoài tăng thêm thu nhập gia đình, còn góp phần hạn chế cỏ dại, trôi đất vào mùa mưa.”
Trồng màu thoe bờ bao nuôi tôm góp phần tăng thu nhập gia đình.
Trồng màu trên đất bờ bao, chi phí đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, nhưng điều lo lắng nhất của bà con vẫn là đầu ra, vì hiện nay trên địa bàn 6 xã vùng tôm -lúa của huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân, có hộ phải vận chuyển đến cơ sở thu mua ở tận xã Đại Tâm, Tham Đôn cách khoảng 40km, ông Lê Thành Ai ở ấp Hòa Phuông, xã Hòa Tú 1 cho biết: “Mô hình này bà con áp dụng khá hiệu quả, nhưng cái khó là khâu vận chuyển đi tiêu thụ. Tôi mong tại địa phương có cơ sở thu mua rau màu cho nông dân, để bà con thuận tiện hơn, tránh tình trạng vận chuyển quá xa, hạn chế được chi phí, hao hụt.”
Nếu giải quyết được bài toán đầu ra cho cây màu, thì nhiều nông dân trồng màu trên đất bờ bao ở Mỹ Xuyên sẽ phát triển thêm diện tích, có thu nhập ổn định. Rồi đây cây màu không chỉ phát triển mạnh ở các xã trọng điểm như: Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, mà còn khẳng định vị thế ở các xã vùng tôm - lúa của huyện.
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng xen lẫn mưa là điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh gây hại cho lúa thu đông, nhất là lúa vào giai đoạn làm đòng. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp cần chủ động thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.

Những ngày này, bà con nhà vườn huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đang thu hoạch rộ dâu Hạ Châu. Toàn huyện Phong Điền hiện có khoảng 600ha trồng dâu Hạ Châu, tập trung nhiều ở các xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh và thị trấn Phong Điền.
Hiện nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào đầu vụ thu hoạch cam xoàn, với giá bán “vũ đệm” 40 ngàn đồng/kg, cao hơn 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nên nhiều nhà vườn rất phấn khởi.

Hiện chưa có thống kê cụ thể nào về diện tích thanh long ở Trung Quốc, nhưng chỉ tính ở 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cây thanh long đã trồng hơn 20.000 ha. Trong tương lai, Bình Thuận không chỉ cạnh tranh với thanh long của các tỉnh trong nước mà còn phải cạnh tranh với chính trái thanh long trồng tại Trung Quốc…

Nghề trồng chanh hàng hóa ở Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên, Nghệ An) đã giúp nhiều nông dân làm giàu chính đáng với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.