Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)
Ngày đăng: 13/08/2015

Những năm trước, đất trên bờ bao nuôi tôm thường bỏ trống, thì những năm gần đây, nông dân đã tận dụng để trồng đậu bắp, đậu xanh, dưa leo, bầu, bí, rau cải. Không chỉ đất bờ bao, mà đất trống quanh nhà cũng được bà con sử dụng triệt để, năng xuất không thua gì các vùng chuyên trồng màu của huyện.

Ruộng ít, nên bà Huỳnh Thị Tùng ở ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2, đã tận dụng hơn 1 công đất bờ bao để trồng các loại rau cải, dưa leo, trước sân thì lên liếp trồng thêm hành, mỗi ngày đem ra chợ Gia Hội, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu bỏ mối cũng lời khoảng 100 ngàn đồng, giúp gia đình có thêm thu nhập.

Nhiều hộ ở xã Gia Hòa 2 cũng có thu nhập ổn định từ trồng màu. Tính đến cuối tháng 7, nông dân trong huyện đã trồng màu trên đất bờ bao được trên 200 ha, tập trung nhiều ở xã Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, tuy nhiên diện tích này còn khiêm tốn so với diện tích đất bờ bao nuôi tôm trong toàn huyện . Bởi thực tế những hộ trồng có lãi, chủ yếu là có thương lái đến mua, hoặc đem bỏ mối ở các chợ. Đối với xã Gia Hòa 2, do xã giáp ranh với 1 số chợ ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, đặc biệt là chợ Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, nên việc tiêu thụ của bà con không khó, ông Phạm Văn Tấn - Bí Thư chi bộ ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2 cho biết: “Hiện ấp Thuận Hòa trên 32 ha đất nông nghiệp được bà con chọn làm mô hình trồng màu trên bờ bao nuôi tôm. Mô hình này ngoài tăng thêm thu nhập gia đình, còn góp phần hạn chế cỏ dại, trôi đất vào mùa mưa.”

Trồng màu thoe bờ bao nuôi tôm góp phần tăng thu nhập gia đình.

Trồng màu trên đất bờ bao, chi phí đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, nhưng điều lo lắng nhất của bà con vẫn là đầu ra, vì hiện nay trên địa bàn 6 xã vùng tôm -lúa của huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân, có hộ phải vận chuyển đến cơ sở thu mua ở tận xã Đại Tâm, Tham Đôn cách khoảng 40km, ông Lê Thành Ai ở ấp Hòa Phuông, xã Hòa Tú 1 cho biết: “Mô hình này bà con áp dụng khá hiệu quả, nhưng cái khó là khâu vận chuyển đi tiêu thụ. Tôi mong tại địa phương có cơ sở thu mua rau màu cho nông dân, để bà con thuận tiện hơn, tránh tình trạng vận chuyển quá xa, hạn chế được chi phí, hao hụt.”

Nếu giải quyết được bài toán đầu ra cho cây màu, thì nhiều nông dân trồng màu trên đất bờ bao ở Mỹ Xuyên sẽ phát triển thêm diện tích, có thu nhập ổn định. Rồi đây cây màu không chỉ phát triển mạnh ở các xã trọng điểm như: Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, mà còn khẳng định vị thế ở các xã vùng tôm - lúa của huyện.


Có thể bạn quan tâm

Đưa siêu thực phẩm mới Sachi về Việt Nam Đưa siêu thực phẩm mới Sachi về Việt Nam

Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng.

13/08/2015
Thêm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu Thêm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu

Nhà máy chế biến các sản phẩm cá tra và tôm tinh chế tại KCN An Hiệp (Bến Tre), vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất chế biến 10.000 tấn thành phẩm/năm.

13/08/2015
18 tỉ đồng đóng tàu vỏ thép đánh lưới vây 18 tỉ đồng đóng tàu vỏ thép đánh lưới vây

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.

13/08/2015
Phú Yên sản xuất, kinh doanh tôm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Phú Yên sản xuất, kinh doanh tôm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

14/08/2015
Nông dân Huyện Phước Long (Bạc Liêu) xuống giống tôm càng xanh Nông dân Huyện Phước Long (Bạc Liêu) xuống giống tôm càng xanh

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.

14/08/2015