Trồng mãng cầu xiêm thu nhập cao

Trái mãng cầu xiêm thơm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người ưa thích. Khi chín, da mãng cầu có màu vàng xanh, sáng bóng, thịt trắng, nhiều xơ, mùi vị thơm nhẹ, chất lượng vừa ngọt vừa chua.
Có loại ngọt đậm nhưng nhiều người chọn loại chua - ngọt vì ngoài ăn tươi, họ còn dùng mãng cầu để làm mứt, ăn lạnh hoặc làm sinh tố Mãng cầu xiêm có giá cả tương đối ổn định so với các loài cây ăn trái khác nên nhiều hộ nông dân được sự hỗ trợ tích cực của ngành khuyến nông đã mày mò nghiên cứu, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nhân giống và phát triển.
Đến nay, nhiều nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long đã thành công với mô hình trồng mãng cầu xiêm, đạt hiệu quả cao nhất là ở xã Hiệp Lợi, thị trấn Ngã Bảy (Hậu Giang).
Ông Hồ Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Hiệp Lợi cho biết, cây mãng cầu xiêm bắt đầu phát triển ở xã từ năm 2010, tập trung nhiều nhất là ấp Xẻo Vông A. Nhiều nhà vườn đã liên kết, thành lập tổ hợp tác thu mua và hỗ trợ nhau SX. Tính đến nay, diện tích trồng mãng cầu xiêm trong xã đã lên đến 32,6 ha, trong đó trồng mới 19 ha.
Một trong những hộ trồng mãng cầu xiêm thành công nhất là hộ ông Lê Văn Phát ở ấp Xẻo Vông A có diện tích 7.800 m2. Với 400 gốc mãng cầu trên 5 năm tuổi, mỗi năm ông thu hoạch trên 15 tấn trái, thu nhập trên 300 triệu đồng, chưa kể tiền bán cây giống mỗi năm trên 50.000 cây với giá 6.000 đ/cây.
Kế đến là hộ ông Dương Văn Ráng ở ấp Láng Sen trồng 200 cây, trừ hết các chi phí mỗi năm còn lời trên 100 triệu đồng, chưa kể những cây trồng mới.
Ông Ráng cho biết, mãng cầu xiêm rất dễ trồng, trái sai và to, nặng trung bình từ 2 - 4 kg/trái. Muốn cho năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng cần phải nắm vững kỹ thuật từ khâu chọn giống, ươm hột, tưới phân và xử lý sao cho trái đậu nhiều.
Trong đó, công lao động mất nhiều thời gian nhất là thụ phấn bổ sung cho hoa. Vì hoa mãng cầu không có mùi thơm nên ít hấp dẫn côn trùng. Muốn cho cây đậu trái sai, trái đẹp, tròn đầy, người trồng phải dùng tay để thụ phấn bổ sung. Nếu không hoa sẽ đen rồi rụng, nếu có đậu trái cũng sẽ bị lép hoặc méo mó, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rất lớn.
Lâu nay, người trồng mãng cầu xiêm thường ghép chung với cây bình bát nên chất lượng kém ngon. Mãng cầu ở xã Hiệp Lợi được trồng bằng hạt nên cây cho trái rất bền, có thể thu trái liên tục. Sau 7 năm cho trái mới bắt đầu suy thoái. Cây 4 - 5 năm tuổi mỗi năm có thể cho 60 trái, cao điểm là từ tháng 9 ÂL đến trước tết.
Giá mãng cầu xiêm thường dao động ở mức 23.000 - 25.000 đ/kg. 1 cây sai trái có thể thu được 150.000 đ/năm. Ưu điểm của mãng cầu xiêm là cây phát triển nhanh, sức đề kháng cao, ít kén đất, có thể trồng ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ khi bị úng.
Với kinh nghiệm trồng mãng cầu xiêm nhiều năm, anh Lê Hồng Năng chia sẻ: "Cây hợp đất cao ráo, có mương thoát nước, đặc biệt là người trồng phải biết vận dụng những kiến thức khoa học vào quá trình chăm sóc từ lúc cây còn nhỏ cho tới lúc thu hoạch. Khi xử lý phân thuốc phải tuân thủ quy tắc "4 đúng". Ngoài ra, muốn cho trái đẹp, bóng, đầy đặn cần phải bao túi lưới để cho côn trùng không xâm hại.
Với tinh thần năng động và cần cù sáng tạo, nhiều bà con ở thị trấn Ngã Bảy đã đi đầu cải tạo vườn tạp để trồng mãng cầu xiêm, nâng cao thu nhập, giúp cho địa phương thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.

Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.