Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao

Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao
Ngày đăng: 11/05/2015

Hiệu quả bước đầu

Sau thời gian triển khai thực hiện (từ tháng 3-2014), dự án đạt tổng diện tích 81,2 héc-ta, với 25 nông dân tham gia. PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành cho biết, đã tổ chức được 6 lớp tập huấn về “1 phải – 5 giảm” và 2 lớp tập huấn về hợp tác hóa nông nghiệp, tổng cộng hơn 380 nông dân tham dự.

Các tiến bộ kỹ thuật được nông dân áp dụng trực tiếp trên đồng ruộng Vọng Thê, như: Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận, giảm lượng phân đạm bón vào, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật suốt vụ... Đồng thời, tưới nước luân phiên xen kẽ giữa ướt và khô giúp tiết kiệm nước tưới, giải độc đất, hệ thống rễ lúa ăn sâu chống đổ ngã, giảm phát thải khí nhà kính methane, nền đất cứng giúp thu hoạch dễ dàng, ít thất thoát bằng máy gặt đập liên hợp.

Công nghệ sinh thái trồng hoa dọc bờ ruộng (sao nhái, mè, đậu bắp…) cũng đã được nông dân thực hiện để thu hút thiên địch, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái. “Dự án tổ chức cho nông dân tham quan các tiến bộ kỹ thuật mới để suy nghĩ, vận dụng vào vùng dự án trong tương lai” – PGS.TS Dương Văn Chín nói.

Chẳng hạn, sử dụng rơm rạ bằng nhiều cách (tùy hoàn cảnh cụ thể), như: Đóng bánh bằng máy, vận chuyển tập trung về một nơi để tồn trữ nuôi bò hoặc làm nấm rơm. Lúa có thể được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp băm nhuyễn rơm, phun Trichoderma (chế phẩm Trico-ĐHCT-Lúa von) để rơm rạ hoại mục nhanh làm phân bón tại ruộng. Tham quan trình diễn các loại máy cấy, máy phun xịt 4 bánh giúp an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, tại Nhà máy chế biến lương thực Thoại Sơn, nông dân được tham quan và tìm hiểu kỹ thuật sản xuất củi làm từ nguyên liệu vỏ trấu.

Đối chứng thực tế

Vụ hè thu 2014, 100% nông dân trong dự án đều sử dụng giống lúa cấp xác nhận, trong khi đó ruộng ngoài mô hình tỉ lệ này chỉ đạt 8,7%. Lượng hạt giống gieo sạ cũng giảm 34,7% (143 kg/héc-ta so với 219 kg/héc-ta). Theo PGS.TS Dương Văn Chín, chi phí cho lúa giống tương đương nhau, vì nông dân ngoài mô hình sử dụng lúa thịt giá rẻ để làm giống. Lượng lân và kali nông dân bón vào ruộng tương đương giữa bên trong và bên ngoài mô hình. Lượng đạm có sự thay đổi tích cực (giảm 12,7%), lúa cứng cây hơn, ít sâu bệnh tấn công, góp phần tăng năng suất cây lúa.

Về hiệu quả kinh tế cho thấy, năng suất lúa trong mô hình gia tăng 6,3% (5,38 tấn/héc-ta so với 5,06 tấn/héc-ta) và giá thành giảm 6,6 % (3.305 đồng/kg so với 3.540 đồng/kg). Phần chi phí thì hai bên tương đương, nhưng tổng thu ứng dụng công nghệ cao trong mô hình cao hơn ngoài mô hình. Số liệu tương ứng là 31,54 triệu đồng/héc-ta và 29,03 triệu đồng/héc-ta, gia tăng 8,6%. Theo chiều hướng này, PGS.TS Dương Văn Chín cho rằng, lợi nhuận cũng gia tăng 23,7%, trong mô hình 13,76 triệu đồng/héc-ta so với 11,12 triệu đồng/héc-ta ngoài mô hình.

PGS.TS Dương Văn Chín cho biết, dự án sẽ từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở cánh đồng mẫu lớn bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị để tiến đến thành lập các tổ hợp tác và hình thành hợp tác xã hoàn chỉnh trong tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao và tiêu thụ nông sản hàng hóa, với sự hài hòa phân chia lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh lương thực, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt nam. Đây cũng là hướng phấn đấu, vượt qua thách thức để đạt mục tiêu chung.

“Trong 7 tháng thực hiện, dự án xây dựng được 3 tổ hợp tác với 34 nông dân tham gia. Sản phẩm lúa của nông dân cộng tác viên tham gia dự án đều được Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thu mua toàn bộ và chế biến 227,5 tấn gạo, với thương hiệu Hạt Ngọc Trời”.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.

21/08/2013
Mất Mùa Mít Nghệ Mất Mùa Mít Nghệ

Vụ mùa năm nay người dân ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thất thu do mít nghệ mất mùa. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả, mít phát triển bình thường, nhưng gần đến khi thu hoạch thì thối trái và rụng hàng loạt.

21/08/2013
Gỡ Khó Cho Ngành Mía Đường Gỡ Khó Cho Ngành Mía Đường

Từ cuối năm 2012 đến nay, lượng đường tồn kho trong nước luôn ở mức cao kỷ lục (khoảng 500 nghìn tấn). Mặc dù các cơ quan chức năng đã dồn sức tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường nhưng vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Ðể giải bài toán khó này, cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ các ngành, các cấp.

21/08/2013
Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung

Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.

21/08/2013
Thả Hơn 11 Vạn Cá Giống Xuống Sông Giá Thả Hơn 11 Vạn Cá Giống Xuống Sông Giá

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

22/08/2013