Trồng Lúa Nhật Cho Thu Nhập Cao

Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.
Ông Trần Văn Phú, phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên cho biết, sau khi ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại Phú Sỹ (TPHCM) để trồng 1,5ha lúa Nhật (giống lúa Akita Komachi), với giá bao tiêu là 6.700 đồng/kg. Nhờ thời tiết thuận lợi và chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa trúng mùa đạt năng suất tới 11 tấn/ha.
“Tui trồng 1,5ha thu hoạch được 16,5 tấn lúa và được công ty thu mua tại ruộng với giá như bao tiêu; sau khi trừ chi phí còn lời hơn 65 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với nông dân trồng lúa bình thường” - ông Phú cho hay.
Theo các nông dân An Giang, ưu thế của sản xuất lúa Nhật là năng suất đạt cao và được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá hấp dẫn, nên lợi nhuận thu về gấp nhiều lần so với lúa thường…
Có thể bạn quan tâm

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…

Bình Định có khoảng 1.700 ha xoài, trong đó 1.500 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 5.500 tấn.

Hiện nay, một số chủ vườn ở xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) đã bắt đầu thu hoạch nhãn chín sớm. Tuy diện tích, sản lượng không lớn nhưng bán được giá cao.

Hiếu kỳ, người tiêu dùng săn tìm những loại trái cây lạ khiến không ít nhà vườn đua nhau trồng để rồi đối diện với nguy cơ bí đầu ra vì chất lượng kém