Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.
Sản xuất theo GAP cũng quan tâm đến vấn đề bền vững môi trường và kinh tế, xã hội trong cộng đồng nông thôn.
Sản xuất lúa theo GAP để đảm bảo chất lượng lúa an toàn - là yêu cầu số một. Tuy nhiên, cần phải kết hợp chọn những giống lúa có chất lượng cao hoặc lúa thơm để tăng giá trị.
Cục Trồng trọt nhấn mạnh tuyên truyền phổ biến sản xuất theo GAP và mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng gắn kết từ đầu vào, liên kết sản xuất của nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ lúa. Khuyến cáo, tùy khả năng từng vùng, sử dụng các giống đặc sản như jasmine, VD 20, ST5…, các giống chất lượng cao như OM 6976, 6161, 5451, 2517, 4218, 5472, 4900; OMCS2000; VND95-20 và OM 8959, 6961, 6932, 6893, 6904, 11735 vừa được Bộ NNPTNT công nhận trong năm 2013.
Sản xuất theo GAP đặc biệt lưu ý đến phân bón vì nó ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của cây lúa. Nếu bón quá nhiều phân đạm sẽ làm cho lúa dễ nhiễm sâu bệnh, dẫn đến phun thuốc nhiều gây độc hại con người và môi trường. Bón phân đạm nhiều cũng dễ dẫn đến việc tồn lưu nitrat trong hạt gạo cao hơn mức cho phép, tăng nguy cơ gây ung thư lâu dài cho người dùng và không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khuyến cáo công thức phân bón cho lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL trên 1ha là: 173 - 217kg urea + 180 - 360kg lân + 50 - 83kg kali. Có thể chia làm 3 đợt bón chính: Đợt 1: 7 – 10 ngày sau sạ (NSS), đợt 2: 18 – 22 NSS và đợt 3: 40 – 45 NSS.
Chú ý bón vào hai thời kỳ sinh trưởng mà lúa cần đạm nhiều nhất, đó là giai đoạn đầu sinh trưởng và giai đoạn hình thành gié (tượng đòng). Bón đạm giai đoạn đầu giúp cho lúa kích thích đẻ nhánh, đâm chồi cơ sở cho năng suất cao (nhiều bông) về sau. Bón phân giai đoạn hình thành gié sẽ giúp cho lúa nhiều bông, nhiều hạt và hạt to trên bông.
Tùy điều kiện sinh trưởng của giống lúa mà tăng giảm thời gian bón. Chú ý bón bổ sung phân hữu cơ nhằm cải tạo đất, giảm sâu bệnh, cung cấp thêm các yếu tố trung và vi lượng cho lúa. Ruộng có giữ lại các chất hữu cơ thì nên giảm lượng phân bón. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để không bón thừa đạm ở 2 đợt bón cuối.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.

Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.

Tình hình mưa nắng xen kẽ và kéo dài trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị nhiễm các loại dịch hại và khả năng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.

Vụ đông 2013 - 2014, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo trồng 800 ha rau màu (tương đương năm trước), gồm dưa hấu, khoai lang (mỗi loại cây 50 ha), khoai tây 100 ha, bí xanh, ngô (mỗi 150 ha) và rau (300 ha).

Hện nay đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi, giá bưởi đang được các thương lái vào tận vườn thu mua là 200.000 đồng/ chục (chục là 12 trái), cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 40.000-60.000 đồng/chục.