Trồng lan trên ao nuôi cá, lãi trăm triệu đồng mỗi năm

Vườn hoa cây cảnh rộng hơn 3.000m2 có giá trị hàng chục tỷ đồng của ông Xuân nằm ngay sát con đường trung tâm của phường.
Chúng tôi đến thăm khi ông Xuân đang nhâm nhi chén trà cùng một vài khách đến tham quan vườn.
Chỉ vào những chậu địa lan cọp vàng đang trổ hoa khoe sắc tỏa hương thơm dịu nhẹ, ông Xuân nói: “Tôi có thâm niên gần 30 năm trồng cây cảnh nhưng khoảng 5 năm trở lại đây mới bén duyên với hoa lan.
Trồng hoa lan không quá khó về kỹ thuật.
Tôi thấy trồng lan trên ao nuôi cá rất thích hợp với nông dân đô thị, khi mà đất sản xuất của họ không nhiều”.
Trồng lan trên ao nuôi cá - mô hình của ông Trương Ngọc Xuân.
Vườn lan của ông Xuân khá nhỏ nhưng nhờ khéo léo sắp xếp, phân tầng mà nghệ nhân trồng được cả ngàn chậu lan lớn nhỏ có giá trị từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng.
Quan sát kỹ, chúng tôi rất thú vị khi phát hiện phía dưới những chậu lan là ao nuôi cá.
Trên mặt ao, ông Xuân xếp các cột bê tông thành từng hàng để đặt các chậu địa lan.
Còn phong lan thì ông gắn tầng để treo.
Dưới ao vẫn thả cá bình thường.
Ông Xuân nói: “Tôi trồng lan theo kiểu tự nhiên chứ không dùng các biện pháp kích thích hoa nở như một số nhà vườn khác.
Hiệu quả trồng lan không cao, nhưng hoa lan tỏa hương và tươi lâu trong 2 – 3 tháng nên khách hàng rất ưa chuộng”.
Không giấu nghề trồng lan trên ao nuôi cá, nghệ nhân Xuân thường xuyên tham gia truyền nghề miễn phí cho bà con ND trong vùng.
Ông thổ lộ: “Muốn thành công thì người trồng phải có đam mê, tâm huyết với nghề...”.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.

Ông Võ Hồng Quốc, một nông dân ấp Phú Trí A, cho biết gia đình ông trồng thử nghiệm trên khoảng 80 gốc cây đào tiên, tạo hình thành công 300-400 trái đào tiên hình hồ lô có chữ tài lộc.

Theo đó, Đồng Tháp xin mua tạm trữ khoảng 350.000 tấn quy gạo từ nay đến hết ngày 15-3-2015 và tạm trữ trong thời gian bốn tháng. Vụ đông xuân 2014-2015, Đồng Tháp đã thu hoạch xong 35% diện tích và sẽ thu hoạch rộ vào tháng ba. Nhưng từ đầu tháng hai tới nay lúa thu hoạch khó tiêu thụ và rớt giá.