Trồng Khoai Tây Solara Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Nguyên

Ngày 24/1, tại xã Bá xuyên, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Sông Công (Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông 2012 nhằm đánh giá năng suất, chất lượng của giống khoai tây Solara, nhập khẩu từ nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Vụ đông năm 2012, nông dân trên địa bàn thị xã đã trồng được gần 7 ha giống khoai tây Solara tại 4 xã: Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn, Bá Xuyên. Trong quá trình trồng, các hộ được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 40% tiền giống, 60% tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy, giống khoai tây Solara có thời gian sinh trưởng ngắn, (85 - 90 ngày), tỷ lệ cây mọc sau trồng đạt 90%. Cây to mập, lá xanh đậm, củ vàng, có khả năng chống chịu với sâu bệnh nhất là bệnh xoăn lá và chết héo. Năng suất thu hoạch đạt trên 16 tấn/ha, thu lợi nhuận đạt gần 70 triệu đồng/ha. Theo đánh giá của bà con, đây là giống khoai tây phù hợp với chất đất của địa phương và mong muốn được tạo điều kiện để mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, tôm xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.

Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.