Trồng Khoai Mì Trên Bờ Vuông Tôm

Nguồn: Cà Mau Online, 09/12/2011Ngày đăng tin:
Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

Với hơn 5 công đất bờ vuông, ông Nguyễn Văn Tâm cải tạo và đưa vào trồng khoai mì. Sau hơn 7 tháng chăm sóc, khoai mì bắt đầu cho thu hoạch với năng suất ước tính mỗi công khoảng 5 tấn. Nếu giá bán mỗi kg khoai mì là 3.000 đồng, thì mỗi công đất, ông Tâm có thu nhập 15 triệu đồng.
Mấy vụ trước, ông Tâm cũng có trồng các loại cây khác như bắp, bầu, bí nhưng với diện tích nhỏ hơn và theo ông thì năng suất không bằng khoai mì. Dù có thời gian mùa vụ dài hơn các loại cây khác, nhưng khoai mì đạt năng suất cao hơn. Theo ông Tâm, vùng đất này thích hợp với khoai mì, cây phát triển khá tốt.
Cây khoai mì còn thích hợp với điều kiện đất bờ vuông tôm trong rừng đước do ít tốn chi phí phân, không cần thuốc. Đặc biệt là chịu được điều kiện nắng hạn nên bà con khá thoải mái trong khâu chăm sóc. Theo đó, thời gian thu hoạch khoai mì cũng khá dài, không đồng loạt như hoa màu hay cây bắp nên không sợ ế thừa.
Khoai mì rất dễ trồng và cũng rất phù hợp với điều kiện đất bờ vuông tôm màu mỡ, năng suất rất cao. Đặc biệt, có thể sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình lấy ngắn nuôi dài. Mô hình này cần được chú trọng nhằm góp phần tăng thu nhập và tránh lãng phí đất đai./.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.

Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.