Trồng Khoai Mì Trên Bờ Vuông Tôm

Nguồn: Cà Mau Online, 09/12/2011Ngày đăng tin:
Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

Với hơn 5 công đất bờ vuông, ông Nguyễn Văn Tâm cải tạo và đưa vào trồng khoai mì. Sau hơn 7 tháng chăm sóc, khoai mì bắt đầu cho thu hoạch với năng suất ước tính mỗi công khoảng 5 tấn. Nếu giá bán mỗi kg khoai mì là 3.000 đồng, thì mỗi công đất, ông Tâm có thu nhập 15 triệu đồng.
Mấy vụ trước, ông Tâm cũng có trồng các loại cây khác như bắp, bầu, bí nhưng với diện tích nhỏ hơn và theo ông thì năng suất không bằng khoai mì. Dù có thời gian mùa vụ dài hơn các loại cây khác, nhưng khoai mì đạt năng suất cao hơn. Theo ông Tâm, vùng đất này thích hợp với khoai mì, cây phát triển khá tốt.
Cây khoai mì còn thích hợp với điều kiện đất bờ vuông tôm trong rừng đước do ít tốn chi phí phân, không cần thuốc. Đặc biệt là chịu được điều kiện nắng hạn nên bà con khá thoải mái trong khâu chăm sóc. Theo đó, thời gian thu hoạch khoai mì cũng khá dài, không đồng loạt như hoa màu hay cây bắp nên không sợ ế thừa.
Khoai mì rất dễ trồng và cũng rất phù hợp với điều kiện đất bờ vuông tôm màu mỡ, năng suất rất cao. Đặc biệt, có thể sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình lấy ngắn nuôi dài. Mô hình này cần được chú trọng nhằm góp phần tăng thu nhập và tránh lãng phí đất đai./.
Có thể bạn quan tâm

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.