Trồng Khoai Lang Nhật Bản Từ Giống Nuôi Cấy Mô Ở Tuy Đức Đưa Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện Tuy Đức cho thấy, hiện nay người dân địa phương đều đã sử dụng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất, chất lượng cao hơn giống thông thường trước đây.
Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.
Sau khi trồng, nông dân tự nhân giống từ thế hệ F1 đến F4 để lấy dây trồng cho các vụ sau và cho năng suất, chất lượng khoai đạt cao. Năng suất của khoai lang nuôi cấy mô ở thế hệ F1 và F2 đạt trung bình khoảng 18 tấn/ha, trong đó tỉ lệ củ đạt chất lượng loại 1 và loại 2 chiếm từ 60 -70%”. Sau 2 năm, đến nay cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cây giống cho nông dân trên địa bàn huyện trồng.
Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện Tuy Đức cho thấy, hiện nay người dân địa phương đều đã sử dụng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất, chất lượng cao hơn giống thông thường trước đây.
Cụ thể như gia đình anh Nguyễn Hữu Tao ở thôn 3, xã Quảng Tâm có 1,5 ha trồng khoai bằng giống này; vụ đông xuân đạt tới 15 tấn/ha, thu lãi gần 100 triệu đồng; vụ hè thu thu về trên 27 tấn củ, tính ra năng suất đạt tới 18 tấn/ha, tăng tới 3 tấn/ha so với trước đây.
Hoặc như gia đình anh Vũ Văn Thái ở bon Bun Rung, xã Đắk Búk So trồng 5 ha khoai lang giống nuôi cấy mô, năng suất đạt tầm 20 tấn/ha v.v... Vì vậy, diện tích khoai lang trồng bằng giống nuôi cấy mô trên địa bàn huyện chiếm khoảng 80% và 2 năm nay đã tăng lên. Từ đầu năm đến nay, nông dân đã chủ động được cây giống và trồng khoảng 1.200 ha từ nguồn gốc giống nuôi cấy mô.
Cũng theo ông Quyền thì việc nông dân chọn trồng khoai lang từ giống nuôi cấy mô đã tránh được việc trồng các giống khoai thoái hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng khoai và xây dựng thương hiệu cho khoai lang Tuy Đức.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/trong-khoai-lang-nhat-ban-tu-giong-nuoi-cay-mo-o-tuy-duc-dua-lai-hieu-qua-kinh-te-cao-35553.html
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.