Trồng Khoai Lang Luân Canh Lúa Thu Nhập Cao

Thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương, những năm qua, nông dân xã điểm xây dựng nông thôn mới Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) thực hiện mô hình trồng khoai lang luân canh lúa. Mô hình giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.
Nằm ở vùng ven Cái Bé, hai ấp Hòa Thạnh và Hòa Xuân (xã Định Hòa) quanh năm có nước ngọt và phù sa bồi đắp, việc trồng trọt, tưới tiêu thuận lợi. Để hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gia đình, Ban quản lý Xây dựng nông thôn mới xã Định Hòa kết hợp Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang xây dựng mô hình một vụ lúa, một vụ khoai trên nền đất lúa. Mô hình thu hút hơn 20 hộ nông dân tham gia, trồng 260 công khoai lang (khoảng 26 ha), tập trung ở 2 ấp Hòa Thạnh và Hòa Xuân. Sau khi thu hoạch lúa hè thu, nông dân cải tạo đất, lên liếp để tháng 10 âm lịch xuống giống trồng khoai lang. Đây là thời điểm thuận lợi, vì đất không bị ngập, nông dân chủ động nguồn nước tưới, khoai lang sinh trưởng tốt.
Ông Trần Ngọc Oanh, ngụ ấp Hòa Thạnh cho biết, trồng khoai lang trên nền đất lúa năng suất bình quân 420 kg/công. Do giá bán năm 2011 xuống thấp, giá khoai lang tím Nhật dao động từ 240.000 – 260.000 đồng/tạ (60 ký). Chi phí trồng khoai lang khoảng 1 triệu đồng/công, trừ chi phí, ông Oanh lãi gần 10 triệu đồng/công.
Nói về kinh nghiệm trồng khoai lang, ông Oanh chia sẻ: “Nông dân phải chú trọng khâu làm đất, bón phân đầy đủ, thường xuyên phòng, trừ sâu bệnh, tưới tiêu kịp thời, năng suất khoai lang sẽ cao. Trồng khoai lang tím Nhật có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống khoai lang địa phương, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Khoai lang tím Nhật có thể trồng quanh năm, cho thu nhập cao gấp đôi các loại khoai lang khác”. Đầu ra của khoai lang thuận lợi, thương lái vào tận nơi mua, nông dân tiết kiệm chi phí vận chuyển, cất trữ, thất thoát sau thu hoạch. Dù giá khoai 2011 xuống thấp, nhưng nông dân trúng mùa nên vẫn có lãi.
Trước đây, gia đình anh Võ Quốc Công, ngụ ấp Hòa Xuân thuộc diện khó khăn, thu nhập chỉ trông vào 5 công ruộng, giá lúa lên xuống bất thường, lợi nhuận từ cây lúa đem lại không đủ gia đình trang trải cuộc sống. Từ khi anh Công trồng luân canh một vụ lúa, một vụ khoai lang, giúp anh cải thiện kinh tế gia đình. Với 5 công đất anh Công thu hoạch 120 tấn khoai lang tím Nhật và khoai lang bí đỏ. Vụ khoai vừa rồi, trừ chi phí, anh Công lãi trên 35 triệu đồng.
Ông Danh Thuận – Tổ trưởng Tổ hợp tác Kinh tế kỹ thuật xã Định Hòa - cho biết, mô hình trồng khoai lang luân canh lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Đây là một trong những dự án nhầm nâng cao thu nhập của nhân dân trong quá trình xây dựng xã điểm nông thôn mới Định Hòa.
Có thể bạn quan tâm

“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.