Trồng Khoai Lang Cho Hiệu Quả Gấp 3 Trồng Lúa

Quảng Bình đã chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.
Năm nay, gia đình ông Phan Xuân Lâm ở xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã chuyển đổi từ 3 sào đất lúa sang trồng các loại cây có giá trị cao như khoai lang, dưa hấu.
Ông Lâm cho hay: trồng khoai lang năng suất đạt gấp 3 lần so với làm lúa. Trước đây, một mùa làm lúa, gia đình ông chỉ thu nhập được hơn 10 triệu đồng còn trồng khoai đạt từ 40 đến 50 triệu đồng.
Từ khi có “Dự án phát triển trồng khoai lang trên vùng cát” ở xã Thanh Thủy, gia đình ông Lâm được chính quyền địa phương hỗ trợ vốn, đất sản xuất: Dự án trồng khoai và trồng dưa mang hiệu quả rất lớn được các cấp các ngành hỗ trợ đất làm dự án, hiệu quả rất lớn bây giờ dân làm rất đông. Nhiều hộ gia đình trước đây rất vất vả từ khi có dự án chuyển đổi mô hình trồng khoai lang dưa rất khá giả cuộc sống đi lên kinh tế đỡ hơn.
Từ mô hình thí điểm trồng khoai lang trên đất cát của ông Phan Xuân Lâm, hiện nay, các Hợp tác xã trong huyện Lệ Thủy đã nhân rộng mô hình này và đã mang lại hiệu quả.
Ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết: UBND huyện Lệ Thủy đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng và toàn bộ giống, phân bón cho người dân phát triển sản xuất. Việc chuyển đổi đất lúa không chủ động nước tưới sang các loại cây có khả năng chịu hạn bước đầu đã giúp nông dân tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ông nói: “Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả. Kinh tế trên đất cát đó 1 năm trồng 3 loại cây giống khoai lang để làm nguyên liệu để chế biến khoai gieo thu hoạch khoai gieo trồng dưa hấu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha năm. Trong năm tới chúng tôi giao cho Phòng Nông nghiệp chỉ đạo để phát triển thêm một số mô hình nhân rộng mô hình đó để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện”.
Trên cơ sở đó, năm nay, tỉnh Quảng Bình vận động người dân chuyển diện tích đất lúa không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây trồng cạn khoảng 600 ha. Các mô hình này đã mang lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Văn Mịn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: Nơi nào chân ruộng cao thiếu nước, Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình chỉ đạo bà con chuyển sang trồng ngô, khoai, sắn, dưa hấu; tỉnh Quảng Bình cũng có hỗ trợ kinh phí để bà con phát triển sản xuất.
Ông Mịn cho biết: Bước đầu thực hiện chuyển đổi cây trồng đưa lại hiệu quả rất cao cho bà con nông dân. Đồng thời đầu ra của các sản phẩm này dễ dàng được bao tiêu. Tới đây chúng tôi sẽ đi làm việc với các huyện xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi cụ thể từng khu đồng sản xuất lúa giá trị thấp sang trồng đậu xanh và trồng ngô trồng cỏ nuôi bò để rồi chúng tôi xây dựng kế hoạch chung cho toàn tỉnh.
Hiện nay, Quảng Bình đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng khoai lang, dưa hấu, sắn và một số loại cây màu khác ở vùng cát ven biển để vừa cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm chăn nuôi Việt kém cạnh tranh vì giá cao, chi phí đầu vào cao do lãi suất ngân hàng cho vay cao, nhập khẩu nhiều nguyên liệu...

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.