Trồng Khoai Lang Cho Hiệu Quả Gấp 3 Trồng Lúa

Quảng Bình đã chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.
Năm nay, gia đình ông Phan Xuân Lâm ở xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã chuyển đổi từ 3 sào đất lúa sang trồng các loại cây có giá trị cao như khoai lang, dưa hấu.
Ông Lâm cho hay: trồng khoai lang năng suất đạt gấp 3 lần so với làm lúa. Trước đây, một mùa làm lúa, gia đình ông chỉ thu nhập được hơn 10 triệu đồng còn trồng khoai đạt từ 40 đến 50 triệu đồng.
Từ khi có “Dự án phát triển trồng khoai lang trên vùng cát” ở xã Thanh Thủy, gia đình ông Lâm được chính quyền địa phương hỗ trợ vốn, đất sản xuất: Dự án trồng khoai và trồng dưa mang hiệu quả rất lớn được các cấp các ngành hỗ trợ đất làm dự án, hiệu quả rất lớn bây giờ dân làm rất đông. Nhiều hộ gia đình trước đây rất vất vả từ khi có dự án chuyển đổi mô hình trồng khoai lang dưa rất khá giả cuộc sống đi lên kinh tế đỡ hơn.
Từ mô hình thí điểm trồng khoai lang trên đất cát của ông Phan Xuân Lâm, hiện nay, các Hợp tác xã trong huyện Lệ Thủy đã nhân rộng mô hình này và đã mang lại hiệu quả.
Ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết: UBND huyện Lệ Thủy đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng và toàn bộ giống, phân bón cho người dân phát triển sản xuất. Việc chuyển đổi đất lúa không chủ động nước tưới sang các loại cây có khả năng chịu hạn bước đầu đã giúp nông dân tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ông nói: “Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả. Kinh tế trên đất cát đó 1 năm trồng 3 loại cây giống khoai lang để làm nguyên liệu để chế biến khoai gieo thu hoạch khoai gieo trồng dưa hấu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha năm. Trong năm tới chúng tôi giao cho Phòng Nông nghiệp chỉ đạo để phát triển thêm một số mô hình nhân rộng mô hình đó để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện”.
Trên cơ sở đó, năm nay, tỉnh Quảng Bình vận động người dân chuyển diện tích đất lúa không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây trồng cạn khoảng 600 ha. Các mô hình này đã mang lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Văn Mịn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: Nơi nào chân ruộng cao thiếu nước, Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình chỉ đạo bà con chuyển sang trồng ngô, khoai, sắn, dưa hấu; tỉnh Quảng Bình cũng có hỗ trợ kinh phí để bà con phát triển sản xuất.
Ông Mịn cho biết: Bước đầu thực hiện chuyển đổi cây trồng đưa lại hiệu quả rất cao cho bà con nông dân. Đồng thời đầu ra của các sản phẩm này dễ dàng được bao tiêu. Tới đây chúng tôi sẽ đi làm việc với các huyện xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi cụ thể từng khu đồng sản xuất lúa giá trị thấp sang trồng đậu xanh và trồng ngô trồng cỏ nuôi bò để rồi chúng tôi xây dựng kế hoạch chung cho toàn tỉnh.
Hiện nay, Quảng Bình đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng khoai lang, dưa hấu, sắn và một số loại cây màu khác ở vùng cát ven biển để vừa cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16.8, ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Theo kết quả kiểm tra ban đầu, thiệt hại do vụ tàu vận tải Yong Li 2 Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, gây ra cho khu vực nuôi tôm hùm thương phẩm của ngư dân xã Nhơn Hải tại vùng biển thôn Hải Giang (xã Nhơn Hải) lên đến trên 2 tỉ đồng.

Trong khi nhiều thanh niên ở các vùng quê rời quê đi làm ăn xa, một số thanh niên có bằng đại học, cao đẳng cũng đều cố tìm cho mình một công việc ổn định ở các thành phố lớn thì Nguyễn Đức An (30 tuổi), chàng trai vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư đã tự mở lối làm ăn táo bạo cho riêng mình bằng cách xây dựng mô hình trang trại tổng hợp tại vùng đồi quê nhà ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Sau hơn 3 năm gây dựng, đến nay trang trại của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

Do biết cách làm ăn, thoát nghèo bền vững, nên dù làm công nhân, chị Trần Thị Minh vẫn được bà con tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Bàu Dài (xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) .

Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.