Trồng Khảo Nghiệm Hai Giống Dưa Lưới Pháp Và Nhật

Vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sắp đến, vùng nông sản sạch của Đà Lạt lần đầu tiên có thêm một sản phẩm mới: Những luống dưa lưới giống Pháp và dưa lưới giống Nhật được trồng khảo nghiệm tại Công ty Sinh học sạch Biofresh (khu vực hồ Than Thở, TP Đà Lạt) vừa đến kỳ cho thu hoạch. Chủ nhân vườn sinh học sạch Biofresh, kỹ sư Nguyễn Quốc Minh (người có nhiều năm sống ở Pháp), cho biết, đây là lần đầu tiên ông nhập giống dưa lưới từ Pháp về, bản quyền hiện vẫn thuộc về nông trại này ở bên Pháp.
Công ty Sinh học sạch Biofresh là đơn vị chuyên trồng dâu tây Pháp để phục vụ du khách và còn nhằm mục đích phục tráng một giống cây vốn là đặc sản của Đà Lạt - dâu tây; tuy nhiên, nhận thấy dưa lưới (giống Pháp và Nhật) là loại cây trồng có thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đà Lạt nên kỹ sư Nguyễn Quốc Minh đã mạnh dạn nhập về để trồng thử nghiệm.
"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, giá heo hơi ở các địa phương trong tỉnh An Giang dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi có lãi và phấn khởi trong mùa nước nổi. Giá heo hơi tăng nhưng sản lượng giảm.

Ông Lê Văn Lài sinh sống tại thôn 9, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), là một hộ nuôi tôm khá quy mô trong xã với diện tích hồ khoảng 3.500m2. Hàng vạn con giống được thả và chỉ còn khoảng độ 10 ngày nữa thì có thể thu hoạch. Thế nhưng sau cơn bão số 10, gia đình ông trắng tay.

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...

Những năm qua huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã đầu tư tạo dựng được rất nhiều khu vườn kinh tế cao, chủ lực là các loại cây như quế, lòn bon, hồ tiêu, măng cụt, dó bầu… Nhưng nay, nhiều vườn đã tan hoang do bão.

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.