Trồng Hoa Nghề Mới Cho Nông Dân Pom Lót

Gia đình chị Nguyễn Thị Luyện, đội 3 xã Pom Lót, huyện Điện Biên trồng hoa được 5 năm. Chị tâm sự: Trồng hoa không đơn thuần như trồng rau màu, bởi với cây rau, chỉ cần làm đất, bón phân, gieo giống là đã chắc ăn tới 60 - 70% rồi. Nhưng trồng hoa thì khác, đòi hỏi sự công phu và còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
Còn nhớ hồi mới bước vào nghề, gia đình chị đã không tránh khỏi thất bại. Với trên 2.000m2 nhưng ở hai thửa đất khác nhau, chị trồng các loại hồng Pháp: hồng phấn, hồng song hỷ, hồng nhung, hồng tỷ muội, hồng cà rốt... Nhưng mỗi vườn hoa mắc mỗi loại bệnh, vườn thì bệnh phấn trắng, vườn lại bệnh đốm đen rụng lá, chỉ trong một thời gian ngắn, lá sém đen, rụng đầy gốc, cây chết dần, bao công sức đã tiêu tan.
Phá đi, mua giống trồng lại, vẫn bệnh cũ hoa lại hỏng cả vườn. Lúc bấy giờ xã chẳng có ai trồng hoa mà hỏi kinh nghiệm. Gia đình phải bỏ cả việc cày cấy lặn lội mãi tận tận làng hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc) học hỏi kinh nghiệm trị bệnh cho hoa.
Hoa bị bệnh gì, phun thuốc loại nào? Cách hãm hoa nở đúng các dịp lễ, tết... đều được chị áp dụng kinh nghiệm học hỏi được cho vườn hoa của mình. Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên mỗi dịp: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Và đặc biệt ngày tết cổ truyền của dân tộc, lúc nào gia đình chị cũng đáp ứng lượng hoa lớn đem ra thị trường. Đa dạng các loại hoa, hiện gia đình chị Luyện còn đầu tư thêm 500m2 trồng gần 10 loại cúc khác nhau và các loại cây, cỏ: măng tây, thạch thảo, cỏ tía, cau, ngô đồng dùng trang trí hoa; đáp ứng nhu cầu của khách hàng dùng hoa cho tiệc cưới, hoa hội nghị...
Mỗi năm, trừ chi phí gia đình chị Luyện cũng có trên 100 triệu đồng. Trồng hoa hồng ít phải đầu tư tiền giống, mỗi gốc hồng chăm bón tốt, đúng quy trình kỹ thuật thì 5 - 7 năm sau mới phải thay giống. Hồng Pháp có đặc tính: hoa to đều, tươi lâu và thân không có gai như các loại hồng khác. Những dịp lễ, tết gia đình bán buôn dao động từ 2.000 - 3.000 đồng/bông. Hoa cúc cành to đẹp giá cũng tương đương với hoa hồng.
Trồng hoa cúc, chi phí tiền giống tương đối lớn, bởi mỗi cây ra một hoa, nên hết vụ phải nhổ gốc cũ, mua giống trồng mới. Giống hoa đều phải nhập ở làng hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc) qua quá trình vận chuyển dài, nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây; chị Luyện cho biết thêm. Hoa cúc có những ưu điểm như: tiết kiệm được diện tích canh tác; 100m2 có thể trồng trên 3.000 cây; hoa tươi lâu từ 7 - 10 ngày, nên hiện nay hoa cúc rất được thị trường ưa chuộng.
Chị Luyện cho biết: Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cây hoa. Đợt mưa trái vụ trong năm 2012, gia đình chị cũng bị thiệt hại tương đối lớn. Nhiều diện tích trồng cúc bị cháy lá, chết. Nên gia đình chị đã phải phá bỏ, trồng mới để kịp lứa hoa bán tết.
Ngoài những hộ trồng hoa với diện tích nhỏ lẻ, hiện đội 3, xã Pom Lót đã có nhiều gia đình đầu tư trồng hoa tập trung như gia đình anh Đặng Văn Lâm. Hiện gia đình anh trồng trên 2.000m2 hoa hồng, cúc các loại. Để chuẩn bị hoa tươi cho thị trường tết, gia đình anh có trên 2 vạn bông cúc, chưa kể hoa hồng.
Có thể nói, nghề trồng hoa đang là nghề mới mang lại thu nhập cho nông dân Pom Lót, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.

Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.

Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.

Chúng tôi về Lâm Thao khi thời vụ trồng ngô đông đã kết thúc, lác đác trên các cánh đồng chỉ còn những nông dân đang làm đất gieo vãi rau, đậu… Nhìn những cánh đồng vẫn trơ gốc rạ, cho thấy thêm một vụ đông khó đạt kế hoạch về diện tích. Đây đang là thực trạng của sản xuất vụ đông nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh.