Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hoa Mừng; Trồng Rau Lo

Trồng Hoa Mừng; Trồng Rau Lo
Ngày đăng: 02/02/2015

Tết, dịp để nhiều người, nhiều nghề kiếm thêm thu nhập. Trong những ngày tết, hoa và rau là hai loại không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều nông dân cũng tận dụng cơ hội này để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thị trường tết năm nào cũng có điều khiến nông dân này mừng nhưng nông dân khác thì lại lo.

Đây là loại hoa truyền thống không thể thiếu trong hầu hết những gia đình Việt trong mấy ngày tết. Vì vậy, việc chọn trồng hoa vạn thọ bán tết được nhiều nông dân thực hiện. Năm nay, theo đánh giá của nhiều người trồng hoa thì thời tiết khá thuận lợi cho hoa phát triển, hứa hẹn cho thu nhập khấm khá.
Tại cánh đồng hoa thuộc ấp Hiệp Trường, xã Hiệp Tân, Hoà Thành (Tây Ninh) hiện nay đã lấp đầy những luống hoa vạn thọ, trong đó đã có luống lấm tấm ra hoa, chuẩn bị thu hoạch bán ngày rằm, nhưng đại đa số vẫn đang chờ tết.
Đang luôn tay tỉa nhánh cho những luống hoa vạn thọ của mình, chị Trần Thị Tuyết Mai cho biết, tại đây có nhiều người chọn trồng hoa vạn thọ bán tết. Bởi hoa vạn thọ có thời gian chăm sóc ngắn (từ 60 - 65 ngày), vốn đầu tư ít, chỉ cần bỏ công chăm sóc là có thể kiếm được một khoảng tiền kha khá để ăn tết.
Là giáo viên, chị Mai tận dụng thời gian rỗi để trồng vạn thọ tăng thêm tiền thu nhập. Mỗi năm, vào mùa nắng, chị Mai trồng hai vụ vạn thọ, trong đó chia thời gian thu hoạch theo thời điểm ngày rằm, cuối tháng, ngày tết…
Chuẩn bị cho vụ tết này, hai cha con chị Mai trồng 3 công vạn thọ giống Sa Đéc và giống thường. Vạn thọ Sa Đéc có giá 8.000 đồng/100 cây giống, vạn thọ thường giá 80.000 đồng/lít hạt giống. Mỗi công vạn thọ có vốn đầu tư khoảng 1 triệu đồng, chỉ bỏ công chăm sóc thì có thể thu lời gấp 4 - 5 lần vốn, tuỳ theo giá cả thị trường.
Chị Mai cho biết, chăm sóc hoa cũng đơn giản, chỉ thường xuyên lặt nhánh thừa để nuôi hoa và tạo dáng đẹp. Bên cạnh bán hoa cây, mùa tết chị còn vô chậu hoa vạn thọ Sa Đéc để bán. Thường mỗi chậu có 2 - 3 cây, được bán với giá 50.000 đồng/cặp, có khi cao hơn tuỳ độ hút hàng.
Chị Lê Thị Hồng, ngụ ấp Ninh Phú, xã Bàu Năng, Dương Minh Châu, 4 năm qua cũng chọn việc trồng vạn thọ để kiếm thêm tiền ăn tết. Với khoảng 160m2 đất, chị Hồng trồng 1.600 cây vạn thọ thuộc hai giống Sa Đéc và Ninh Hoà. Năm ngoái, trên mảnh đất này, chị kiếm lời gần 4 triệu đồng từ việc trồng hoa vạn thọ. Chị Hồng vui vẻ nói: “Năm nay hoa phát triển tốt, hy vọng sẽ có được thu nhập khá hơn”. Chị còn cho biết thêm, năm sau sẽ tận dụng thêm đất để trồng hoa vào dịp tết.
Tại vùng rau thuộc xã Bàu Năng, Dương Minh Châu, bà Lê Thị Gieo, ngụ ấp Ninh Bình cũng đang chăm sóc đám bí đỏ khoảng 6 công, hiện đã hái bông và chờ tết thu hoạch. Qua nhiều năm trồng hàng bông vào dịp tết, bà Gieo cho biết, thu hoạch hàng bông vào dịp tết chỉ trông chờ… hên - xui. Có khi vào tết giá sẽ cao hơn bình thường 1.000 - 2.000 đồng/kg nhưng sau đó lại tụt giá. Năm nay, đám bí đang có hy vọng trúng mùa nhưng chưa biết giá cả thế nào.
Còn chị Trần Thị Giáo, ngụ ấp Ninh Hiệp, nhiều năm qua cũng trồng cải bông bán vào dịp tết. Các năm trước, dịp tết giá cải bông khoảng từ 7 - 8.000 đồng/kg chứ không cao như đầu vụ vào khoảng tháng 10 (lúc cao điểm lên đến gần 30.000 đồng/kg). Với 4 công đất, từ đầu vụ đến nay chị đã đầu tư khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, giá cả bán tết thường rất bấp bênh, khiến chị không mấy an lòng.
Theo một số nông dân, trước đây họ từng trồng rau bán tết, nhưng năm nào cũng bị dội hàng do nhiều người cùng thu hoạch, giá cả bấp bênh nên nay đã không tiếp tục trồng nữa.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04 Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

11/11/2013
Sa Pa Mở Rộng Diện Tích Trồng Atiso Lên Gần 48 Ha Sa Pa Mở Rộng Diện Tích Trồng Atiso Lên Gần 48 Ha

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

11/11/2013
Sẵn Sàng Trả Giá Cao Cho Gạo GlobalGap Sẵn Sàng Trả Giá Cao Cho Gạo GlobalGap

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

11/11/2013
Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

11/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà” Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà”

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

11/11/2013