Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hẹ Ít Vốn Lãi Nhiều

Trồng Hẹ Ít Vốn Lãi Nhiều
Ngày đăng: 15/05/2012

Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác.

Cây hẹ được trồng quanh năm. Giống trồng phổ biến là giống địa phương và trồng bằng thân chứ không trồng bằng hạt.

Đất trồng hẹ phải là đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt hoặc thịt pha cát, có hệ thống tưới tiêu tốt. Sau khi trồng được 10 - 12 tháng, phá bỏ gốc, thay đổi đất bằng cách lấy đất tầng sâu đưa lên tầng trên.

Làm đất sau khi cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi 50 – 60kg/1.000m2, đất được phơi khô 15 - 20 ngày để cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh. Lên liếp cao 20 – 30cm, ngang 80 – 100cm, chiều dài tùy thửa đất, đào rãnh sâu 20 – 30cm để hạn chế úng và thoát nước tốt trong mùa mưa.

Khoảng cách trồng: Hẹ được tách ra từng tép, trồng mỗi bụi từ 3 - 4 tép với khoảng cách 15 x 15cm. Trước khi trồng phủ lên một lớp rơm mỏng, tưới nước đủ ẩm.

Lượng phân bón cho 1.000m2: Phân chuồng 2 - 3 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh 20 – 30kg, phân Urê 25kg, DAP 10kg, KCl 5kg, Super lân 20kg.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + 20kg Super lân + 5kg Urê + 5kg KCl.

Bón thúc lần 1 (7 - 10 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 5kg DAP. Bón thúc lần 2 (15 - 20 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 5kg DAP.

Tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

Công việc chăm sóc chính là bón phân, vun gốc, nhổ tỉa và trồng giặm. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh như những cây trồng khác. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên hẹ cũng đơn giản. Trước mỗi lần tưới phân chỉ cần bón một ít tro bếp quanh gốc hẹ, sau đó hòa phân tưới chỗ gần gốc, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh.

Ngoài ra, trồng hẹ còn có thể áp dụng phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và bệnh gây hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn.

Thu hoạch đợt 1 sau khi trồng 55 - 60 ngày, đợt 2 khoảng 30 - 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1 và đợt 3, 4, 5, 6 cách nhau 30 - 35 ngày/đợt.

Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận dự kiến cung cấp 20 tỷ con tôm giống trong năm nay Bình Thuận dự kiến cung cấp 20 tỷ con tôm giống trong năm nay

Trong năm 2015, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.

10/09/2015
Báo động tình trạng nuôi cá sấu không đảm bảo an toàn Báo động tình trạng nuôi cá sấu không đảm bảo an toàn

Thời gian gần đây, giá cá sấu thương phẩm trên thị trường ổn định, người nuôi có lãi nên mô hình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình đang được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, quản lý đối tượng nuôi này đang còn nhiều kẽ hở, trở thành nỗi lo cho người dân.

10/09/2015
Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP

Ngày 27 - 29/8/2015, Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Long An đã tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”.

10/09/2015
Thịt từ châu Âu sẽ ồ ạt vào Việt Nam Thịt từ châu Âu sẽ ồ ạt vào Việt Nam

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) cho biết, 3 năm qua, sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 7,5 lần. Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.

10/09/2015
Phát triển 34 ngàn hécta nuôi trồng thủy sản Phát triển 34 ngàn hécta nuôi trồng thủy sản

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện đã phát triển được 34 ngàn hécta diện tích nuôi thủy sản, dự kiến năm 2015, đạt trên 45 ngàn tấn thủy sản các loại, tăng gần 27% so với thời điểm năm 2010.

10/09/2015