Trồng Hành Lá Hướng Đi Mới Của Phúc Sơn

Tháng 11-2011, người dân xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) đã được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư hỗ trợ giống hành lá trồng thử nghiệm. Tuy mới là dự án thí điểm, nhưng với những ưu điểm như năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, loại cây trồng này đang mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân nơi đây..
Vụ xuân năm nay, bên cạnh việc gieo trồng 32 ha lúa, 490 ha lạc và hơn 30 ha ngô thì Phúc Sơn cũng đưa cây hành lá vào trồng thử nghiệm trên diện tích 1,3 ha, tập trung ở các thôn Bản Cậu, bản Chỏn, Bó Ngoặng. Chúng tôi có mặt tại xã Phúc Sơn những ngày này được hòa mình vào không khí lao động của bà con nông dân và cảm nhận được niềm phấn khởi của họ. Mặc cho thời tiết nắng nóng, bà con vẫn thoăn thoắt nhổ từng khóm hành và cười nói rôm rả.
Tại chân ruộng của gia đình ông Quan Văn Trường, thôn Bản Chỏn, chúng tôi được chứng kiến cả gia đình ông đang tận dụng hết nguồn nhân lực ra đồng để thu hoạch nhanh gọn 800 m2 hành lá. Ông Trường chia sẻ, những vụ trước, ngoài vụ chính trồng lúa thì gia đình ông đầu tư trồng lạc với diện tích hơn 2.000 ha, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vụ xuân này, ông cùng các hộ ở đây được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư cây giống để trồng thử nghiệm.
Ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, 22 hộ tham gia được các cán bộ kỹ thuật của công ty, cán bộ khuyến nông huyện, xã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật. Nhờ làm đúng quy trình nên hành lá phát triển tốt. Sau 3,5 tháng, cây bắt đầu cho thu hoạch, với chiều cao khoảng 80 cm, chiều dài của lá cây từ 10 đến 15 cm, chiều rộng lá 2 cm.
Đặc biệt, giống hành lá này được gieo hoàn toàn bằng hạt, phương pháp gieo và chăm sóc gần giống với gieo mạ. Khi cây lên được 4 cm bắt đầu tách và trồng thành luống với mật độ luống cách luống khoảng 1 mét, hàng cách hàng 25 cm và cây cách cây 10 cm. Theo đồng chí Chẩu Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn thì cây hành lá tỏ ra khá phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Công chăm sóc ít hơn các loại cây trồng khác, thời gian sinh trưởng hơn 100 ngày. Đặc biệt, khi thu hoạch không phải trải qua bất kỳ công đoạn phơi sấy nào khác mà trực tiếp được công ty thu mua toàn bộ. Năng suất trung bình đạt được khoảng 4,8 tấn/1.000 m2, với giá bán cho công ty là 2.000 đồng/kg thì sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha hành lá thu về khoảng 50 triệu đồng.
Đến ngày 8-5, các hộ tham gia trồng thí điểm cây hành lá đã thu hoạch được 0,5 ha hành. Hiện nay, bà con nông dân thu hoạch đến đâu được công ty thu mua tận nơi nên bà con rất phấn khởi và tin tưởng thực hiện dự án. Chị Ma Thị Phấn, cán bộ khuyến nông xã Phúc Sơn cho biết, các hộ tham gia dự án đều mong muốn sẽ tiếp tục được triển khai trồng trên diện rộng vì loại cây trồng này cho hiệu quả kinh tế cao. Trong vụ đông năm nay, xã sẽ hướng người dân nhân rộng diện tích để tăng thu nhập cho người nông dân.
Với lợi ích kinh tế mang lại từ cây hành lá, hy vọng rằng trong thời gian tới, xã Phúc Sơn sẽ tiếp tục đưa loại cây này vào gieo trồng với quy mô lớn hơn, từng bước đưa cây hành lá trở thành cây trồng vụ 3 mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Tại khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, nơi đây có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất khô rắn nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường ĐBSCL hàng chục kg khô rắn.

Nói xong, bà đọc bài thơ: “Tôi là hạt cát giữa sa mạc mênh mông/ Tôi là giọt nước giữa lòng đại dương/ Tôi là đóa hoa rừng giữa núi cao xa thẳm. Hạt cát không óng ánh ai thấy đâu mà nhặt/ Giọt nước không long lanh ai biết đâu mà ngắm/ Hoa giữa rừng không hương thắm, ai nhặt để ghép cành”.

Cuối năm 2008, dự án chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH được Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư với tổng vốn 350 triệu USD (giai đoạn 1) bắt đầu được khởi động tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Dự án triển khai trong thời điểm trước đó, không ít dự án nuôi bò sữa lớn nhiều nơi đổ bể, khiến không biết bao nhiêu người, từ lãnh đạo đến nhân dân băn khoăn...

Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.

Đây là hoạt động thường niên của Binh đoàn 15, nhằm tìm ra và vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc thu hoạch mủ cao su. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công nhân các đơn vị được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó có kiến thức, kỹ năng tốt để khai thác mủ cao su ở vườn cây của đơn vị mình.