Trồng Gừng Trong Bao Giải Pháp Cho Người Ít Đất

Trồng gừng trong bao hiện được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh làm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền Trang (26 tuổi) ở khu phố 4, phường Tân Đồng (TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đang thực hiện và hứa hẹn những vụ gừng bội thu.
Nhận thấy gừng là thương phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường, giá trị kinh tế mà vốn đầu tư ít, tháng 5-2014, chị Trang trồng thử nghiệm 3.000 bao với số vốn gần 20 triệu đồng.
Chị Trang cho biết: “Gừng là loại cây chịu rợp nên phù hợp trồng xen; ưa ẩm nhưng không chịu được úng và ít sâu bệnh. Tận dụng ưu điểm đó, tôi trồng những bao gừng dưới gốc điều. Trồng gừng trong bao đơn giản nhưng khâu chọn giống rất quan trọng. Gừng giống mua về cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn chọn những mắt mầm khỏe đem ủ khoảng 7 - 10 ngày, vừa nảy chồi đem trồng vào bao. Bao dùng để trồng gừng là bao xi măng sạch, dưới đáy đục lỗ thoát nước. Sau khi trồng, bao gừng được xếp thành từng hàng cạnh nhau, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trưởng và phát triển”.
Dễ làm, tiện chăm sóc, tận dụng được lao động lúc nhàn rỗi và các khoảng trống quanh nhà nên hiện cách làm này đang thu hút nhiều hộ dân. Theo chị Trang, thông thường mỗi củ gừng khi trồng chỉ phát triển 3 - 4 nhánh nhưng trồng trong bao, gừng mọc rất nhiều nhánh. Mỗi bao gừng sau 8 tháng cho thu hoạch 1,5 - 2kg củ.
Chị Trang chia sẻ kinh nghiệm: “Trồng gừng vào mùa mưa là tốt nhất nhưng dễ bị nấm. Vì vậy, khi gừng trồng được 5 - 10 ngày, phải phun thuốc phòng bệnh, 4 tháng nên bồi thêm một lớp đất mặt, tránh để gừng trồi lên khỏi mặt đất làm hạn chế sự phát triển. Trường hợp bị sâu bệnh phải cách ly hoàn toàn bao gừng để chống lây lan. Mỗi ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trước 2 tuần thu hoạch ngưng tưới nước để gừng khô ráo và chống sâu bệnh cho cây giống. Hiện giá gừng tươi trên thị trường là 25 - 30 ngàn đồng/kg. Với 3.000 bao, dự kiến chị Trang thu 120 triệu đồng.
Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.

Hiện nay, nông dân nuôi cá lóc tại các xã: Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, Tân Công Sính của huyện Tam Nông đã bắt đầu thu hoạch vụ nuôi cá mùa lũ năm 2014.

Hàng chục tấn vải của người dân Thanh Hà, Hải Dương đang chín rộ nhưng nhiều hộ gia đình không buồn thu hoạch khi giá vải ngày càng giảm mạnh.

Vụ mùa 2014, toàn tỉnh đã gieo trồng được 196.219 ha cây trồng các loại, đạt 99% kế hoạch và vượt 2% so với cùng kỳ năm trước. Các loại cây trồng chủ lực như lúa nước, đậu các loại, mì trồng mới đều đạt và vượt kế hoạch.