Trồng Gừng Thu Lợi Lớn

Chúng tôi đi công tác, bao giờ trong cặp cũng có củ gừng, củ tỏi để phòng thân...
Nhưng nay gừng lại càng được coi trọng vì nó có giá cao dần lên và thị trường tiêu thụ ngày càng lớn. Ngoài làm gia vị và làm thuốc, gừng còn dùng để làm mứt, làm kẹo và làm cả rượu nữa. Người xứ lạnh rất mê rượu gừng...
Gừng dễ trồng và đặc biệt có thể trồng xen với cây rừng. Những cây gỗ lớn, gỗ quý thường có thời gian kinh doanh dài nên rất thuận lợi để ta trồng xen gừng phía dưới tán. Chúng tôi đã từng vào giúp cho Nông trường Lợi Hưng trồng xen gừng với cao su. Thời gian khép tán của cao su phải 6-7 năm, trong lúc gừng chỉ cần 8 tháng. Ta tha hồ trồng nhiều vụ gừng dưới các rừng cao su mới trồng đó. Làm như vậy, gừng sẽ góp phần chống xói mòn, bảo vệ và giữ ẩm cho đất. Nó sẽ cạnh tranh với cỏ dại và không cho cỏ mọc lên. Ta chăm sóc gừng cũng là động tác chăm sóc cho cây rừng luôn thể. Rõ ràng, “một công đôi việc”.
Gừng lại là cây mà thú rừng và trâu, bò không phá hoại. Nó cũng ít phụ thuộc vào thời tiết. Gừng cho thu nhập không nhỏ. Nếu biết tận dụng đất rừng và đất hoang hóa thì trồng gừng còn có thể cho ta thu nhập cao.
Gần đây lại có sáng kiến trồng gừng trong bao xi măng, bao tỏi. Do đó, ta có thể tận dụng mọi diện tích quanh nhà để trồng gừng. Bản thân gừng là cây ưa sáng nhưng nó lại có khả năng chịu bóng. Có nghĩa là, ở chỗ rợp nó phát triển tốt. Vì vậy, mọi chỗ trong vườn đều có thể trồng được gừng.
Gừng có nhiều giống khác nhau. Gừng dại và gừng gió thì chỉ dùng làm thuốc. Còn gừng trâu và gừng dé mới là các giống gừng được tiêu thụ mạnh. Gừng trâu có củ to, ít xơ, ít cay nhưng lại được khách nước ngoài ưa chuộng. Thế còn gừng dé tuy củ nhỏ nhưng cay hơn, thơm hơn, nhiều xơ hơn và được dân ta hay dùng. Gừng ưa khí hậu nóng, ẩm và nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 21-27 độ C. Nó cần lượng mưa từ 1.500-2.500mm. Nó thích những nơi có một mùa khô ngắn và khi củ thành thục có nhiệt độ không khí tương đối cao.
Như vậy, các tỉnh phía Nam rất thích hợp để trồng gừng. Tuy gừng có thể trồng ở mọi loại đất nhưng nếu tầng canh tác càng dày, đất càng tơi xốp và đủ nước thì càng tốt. Gừng kỵ nơi kém thoát nước và không ưa nơi đất sét và đất cát. Nhu cầu về phân bón của nó càng cao. Tốt nhất là ta bón phân hữu cơ và bổ sung thêm NPK. Đặc biệt, nó cần lượng đạm cao hơn cả yêu cầu về lân và kali. Nếu trồng trên đất xấu, ta phải hết sức lưu ý tới việc bón phân.
Ở phía Nam, ta có thể trồng gừng từ đầu mùa mưa (khoảng tháng 4). Thế còn ở phía Bắc ra xuân là trồng tốt. Gừng không khắt khe về thời vụ. Tùy từng vùng mà ta xác định thời điểm trồng.
Ta làm đất kỹ rồi mới trồng. Đưa củ gừng xuống sâu độ 7cm, để mắt chồi ở phía trên rồi mới lấp đất. Nén hơi chặt để củ tiếp xúc được với đất. Nếu trồng xen với cây rừng hoặc cây lớn, ta chừa lại xung quanh 1m. Tránh trồng gừng sát gốc cây lớn...
Trồng gừng rất dễ. Nói vui, vứt xuống nó cũng mọc! Vì vậy, ai còn có điều kiện, rất nên trồng gừng.
Có thể bạn quan tâm

Về thăm miệt vườn Kế Sách (Sóc Trăng), du khách sẽ biết đến các loại trái cây ngon qua lời giới thiệu "bưởi Kế Thành, cam sành Trinh Phú, vú sữa Xuân Hòa". Trong đó, vú sữa tím Xuân Hòa, sau một thời gian bị lãng quên nay được nhiều nhà vườn quan tâm đặc biệt vì đây là loại cây cho lợi nhuận rất cao nhờ trái cho thu hoạch sớm hơn khoảng 1-2 tháng so với vú sữa Lò Rèn, có thể vận chuyển xa và được thị trường chấp nhận.

Ngày 2-11, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Sanh đã tổ chức đoàn khảo sát tình hình trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, đại diện Công ty TNHH Begreen (TP. Hồ Chí Minh). Chuyến khảo sát nhằm lựa chọn vùng đất phù hợp để có hướng đầu tư trồng rau theo công nghệ nano sinh học.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý siêu são Haiyan đang giật trên cấp 17, được đánh giá là mạnh nhất 10 năm trở lại đây, đang đi chuyển rất nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung từ tối ngày 10 đến rạng sáng 11-11.

Bình Thuận là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, nhưng nguồn ô nhiễm môi trường đang ngày càng làm giảm đi vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển này.

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.