Trồng Gừng Thu Lợi Lớn

Chúng tôi đi công tác, bao giờ trong cặp cũng có củ gừng, củ tỏi để phòng thân...
Nhưng nay gừng lại càng được coi trọng vì nó có giá cao dần lên và thị trường tiêu thụ ngày càng lớn. Ngoài làm gia vị và làm thuốc, gừng còn dùng để làm mứt, làm kẹo và làm cả rượu nữa. Người xứ lạnh rất mê rượu gừng...
Gừng dễ trồng và đặc biệt có thể trồng xen với cây rừng. Những cây gỗ lớn, gỗ quý thường có thời gian kinh doanh dài nên rất thuận lợi để ta trồng xen gừng phía dưới tán. Chúng tôi đã từng vào giúp cho Nông trường Lợi Hưng trồng xen gừng với cao su. Thời gian khép tán của cao su phải 6-7 năm, trong lúc gừng chỉ cần 8 tháng. Ta tha hồ trồng nhiều vụ gừng dưới các rừng cao su mới trồng đó. Làm như vậy, gừng sẽ góp phần chống xói mòn, bảo vệ và giữ ẩm cho đất. Nó sẽ cạnh tranh với cỏ dại và không cho cỏ mọc lên. Ta chăm sóc gừng cũng là động tác chăm sóc cho cây rừng luôn thể. Rõ ràng, “một công đôi việc”.
Gừng lại là cây mà thú rừng và trâu, bò không phá hoại. Nó cũng ít phụ thuộc vào thời tiết. Gừng cho thu nhập không nhỏ. Nếu biết tận dụng đất rừng và đất hoang hóa thì trồng gừng còn có thể cho ta thu nhập cao.
Gần đây lại có sáng kiến trồng gừng trong bao xi măng, bao tỏi. Do đó, ta có thể tận dụng mọi diện tích quanh nhà để trồng gừng. Bản thân gừng là cây ưa sáng nhưng nó lại có khả năng chịu bóng. Có nghĩa là, ở chỗ rợp nó phát triển tốt. Vì vậy, mọi chỗ trong vườn đều có thể trồng được gừng.
Gừng có nhiều giống khác nhau. Gừng dại và gừng gió thì chỉ dùng làm thuốc. Còn gừng trâu và gừng dé mới là các giống gừng được tiêu thụ mạnh. Gừng trâu có củ to, ít xơ, ít cay nhưng lại được khách nước ngoài ưa chuộng. Thế còn gừng dé tuy củ nhỏ nhưng cay hơn, thơm hơn, nhiều xơ hơn và được dân ta hay dùng. Gừng ưa khí hậu nóng, ẩm và nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 21-27 độ C. Nó cần lượng mưa từ 1.500-2.500mm. Nó thích những nơi có một mùa khô ngắn và khi củ thành thục có nhiệt độ không khí tương đối cao.
Như vậy, các tỉnh phía Nam rất thích hợp để trồng gừng. Tuy gừng có thể trồng ở mọi loại đất nhưng nếu tầng canh tác càng dày, đất càng tơi xốp và đủ nước thì càng tốt. Gừng kỵ nơi kém thoát nước và không ưa nơi đất sét và đất cát. Nhu cầu về phân bón của nó càng cao. Tốt nhất là ta bón phân hữu cơ và bổ sung thêm NPK. Đặc biệt, nó cần lượng đạm cao hơn cả yêu cầu về lân và kali. Nếu trồng trên đất xấu, ta phải hết sức lưu ý tới việc bón phân.
Ở phía Nam, ta có thể trồng gừng từ đầu mùa mưa (khoảng tháng 4). Thế còn ở phía Bắc ra xuân là trồng tốt. Gừng không khắt khe về thời vụ. Tùy từng vùng mà ta xác định thời điểm trồng.
Ta làm đất kỹ rồi mới trồng. Đưa củ gừng xuống sâu độ 7cm, để mắt chồi ở phía trên rồi mới lấp đất. Nén hơi chặt để củ tiếp xúc được với đất. Nếu trồng xen với cây rừng hoặc cây lớn, ta chừa lại xung quanh 1m. Tránh trồng gừng sát gốc cây lớn...
Trồng gừng rất dễ. Nói vui, vứt xuống nó cũng mọc! Vì vậy, ai còn có điều kiện, rất nên trồng gừng.
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.