Trồng Giống Bí Đỏ JV 888 F1 Cho Thu Lãi Trên 6 Triệu Đồng/sào

Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, Phòng Dân tộc huyện Mường Ảng đã xây dựng mô hình trồng giống bí đỏ JV 888 F1; đến nay mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Theo đánh giá của Phòng Dân tộc huyện: Cây bí JV 888 có khả năng sinh trưởng vượt trội so với cây bí địa phương, phân nhánh ở ngày tuổi thứ 25 và ra quả ngày tuổi thứ 35, sau 90 - 100 ngày tuổi là cho thu hoạch, năng suất ước đạt 39 tấn/ha; trừ chi phí sản xuất mỗi sào người dân thu lãi trên 6 triệu đồng.
Cây bí mang lại hiệu quả kinh tế cao so với cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khác, là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay, ngoài ra còn dùng trong chăn nuôi lợn, nhím... Nếu canh tác với quy mô lớn là nguồn hàng xuất khẩu ưa chuộng cho các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo…
Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng bí đỏ JV 888 sẽ là cơ sở để nhân rộng mô hình này trong toàn huyện, giúp người dân huyện Mường Ảng tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17-8, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở NN&PTNT Tiền Giang tổ chức hội thảo sơ kết mô hình sản xuất lúa “1 phải, 6 giảm” tại HTX nông nghiệp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang).

Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...

Sau một thời gian làm công cho các trại nuôi cá hồi ở Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt công nghệ nuôi cá hồi, anh thanh niên dân tộc Thái Lò Ngọc Thủy ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La) đã đầu tư nuôi cá hồi vân trên đỉnh núi Sam Síp có độ cao chừng 1.200 m.

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài trong những ngày qua đã khiến cho các chủ đầm nuôi thủy sản ở Nam Định thiệt hại lớn vì tôm, ngao chết hàng loạt.

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.