Trồng Giống Bí Đỏ JV 888 F1 Cho Thu Lãi Trên 6 Triệu Đồng/sào

Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, Phòng Dân tộc huyện Mường Ảng đã xây dựng mô hình trồng giống bí đỏ JV 888 F1; đến nay mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Theo đánh giá của Phòng Dân tộc huyện: Cây bí JV 888 có khả năng sinh trưởng vượt trội so với cây bí địa phương, phân nhánh ở ngày tuổi thứ 25 và ra quả ngày tuổi thứ 35, sau 90 - 100 ngày tuổi là cho thu hoạch, năng suất ước đạt 39 tấn/ha; trừ chi phí sản xuất mỗi sào người dân thu lãi trên 6 triệu đồng.
Cây bí mang lại hiệu quả kinh tế cao so với cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khác, là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay, ngoài ra còn dùng trong chăn nuôi lợn, nhím... Nếu canh tác với quy mô lớn là nguồn hàng xuất khẩu ưa chuộng cho các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo…
Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng bí đỏ JV 888 sẽ là cơ sở để nhân rộng mô hình này trong toàn huyện, giúp người dân huyện Mường Ảng tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4-8, Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long (Long An) tổ chức khánh thành Trại tôm giống Hisenor. Đồng chí Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến dự.

So với đầu tháng 8, giá cá tra loại 1 tăng ít nhất 2.000 đồng (từ 19.000 đồng lên 21.000 đồng/kg). Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định giá cá tra sẽ tăng trở lại từ tháng 9 trở đi, mức giá giao động có thể từ 22.500 - 23.000 đồng/kg, tăng 1.500 - 2.000 đồng so với hiện nay.

Với giá heo hơi hiện nay thì người chăn nuôi mới huề vốn, chưa có lãi. Chính vì vậy, các trang trại chăn nuôi đã phải tính toán tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm chi phí đầu vào. Cách phối trộn thức ăn đơn giản là kết hợp giữa cám đóng gói và bắp, khoai mỳ, tấm gạo…

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

Trong khi Khánh Sơn (Khánh Hòa) còn đang tìm giải pháp để chấm dứt tình trạng vàng thau lẫn lộn giữa sầu riêng Khánh Sơn với sầu riêng mạo danh, thì giờ đây, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn lại có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hóa chất ép trái chín nhanh đang diễn ra tràn lan.