Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Giảo Cổ Lam, Kim Tiền Thảo

Trồng Giảo Cổ Lam, Kim Tiền Thảo
Ngày đăng: 02/12/2014

Cây kim tiền thảo và giảo cổ lam trồng được trên đất Bình Định, tuy cách trồng mỗi cây có khác nhau nhưng các hoạt chất để SX dược liệu đều đạt yêu cầu.

Sau hơn 1 năm trồng khảo nghiệm, cây giảo cổ lam đã khẳng định phát triển khá tốt trên đất rừng vùng cao 3 huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão (Bình Định); còn cây kim tiền thảo thích hợp ở huyện Vĩnh Thạnh trong điều kiện trồng thâm canh.

Cây giảo cổ lam được thâm canh dưới tán rừng trồng, với diện tích khoảng 0,6 ha ở 3 huyện miền núi nói trên, cho kết quả khả quan. Theo những người thực hiện đề tài, sau 6 tháng trồng, tỷ lệ cây sống từ 83 - 90%, chiều dài thân đạt từ 2,9 - 3,6 m, đã thu hoạch lần đầu trên 210 kg.

Do trồng mật độ thưa nên năng suất thấp. Nếu trồng thâm canh, như mô hình tại vườn thực nghiệm tại Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh) với 2.000 hom giống, mật độ trồng 20 x 30 cm và 20 x 40 cm/hom, độ che phủ dưới tán rừng 50 - 60%.

Sau 6 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt 95 - 96%, chiều dài thân đạt 2,1 - 2,3 m/cây, thu hoạch lần 1 được 24,5 kg tươi/10 m2 (năng suất trung bình 2,4 kg tươi/m2 ). Sau 9 tháng, năng suất tăng gấp đôi, đạt 50 kg, trung bình 5 kg tươi/m2. Loại cây này cứ khoảng 4 tháng cho thu hoạch 1 lần. Năng suất tương đương các tỉnh phía Bắc chuyên trồng loại cây dược liệu này

Cây kim tiền thảo cũng được trồng dưới tán rừng trồng và rừng tự nhiên, với diện tích 0,9 ha, cũng ở 3 huyện miền núi tỉnh Bình Định. Giống cũng lấy từ Viện Dược liệu Trung ương. Phương pháp trồng là gieo hạt trực tiếp. Tuy vậy sau 4 tháng, do thiếu nước tưới, cây không phát triển được. Tỷ lệ cây sống dưới tán rừng tự nhiên chỉ từ 3 - 15% , dưới tán rừng trồng, tùy theo huyện, tỷ lệ sống cũng chỉ khoảng 30 - 60%.

Với kết quả như vậy đề tài quyết định không tiếp tục trồng cây kim tiền thảo dưới tán rừng, kể từ tháng 4/2014 ở Vân Canh, An Lão. Chỉ duy trì mô hình kim tiền thảo dưới tán rừng bời lời ở Vĩnh Thạnh để nghiên cứu.

Tuy vậy để thử nghiệm, đề tài trồng kim tiền thảo theo phương pháp thâm canh tại một vườn ươm của Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn trên diện tích 500 m2, với 2.000 cây giống. Trồng theo 2 phương thức gieo hạt trực tiếp và gieo ươm trên luống, khi mọc thành cây con, đem trồng cũng theo luống, được chăm bón cẩn thận, tưới nước, giữ ẩm thường xuyên.

Sau 6 tháng trồng tỷ lệ cây kim tiền thảo sống đạt 88 - 93%. Chiều dài thân đạt 0,8 - 0,9 m, có 9 - 13 nhánh chính. Qua các chỉ số như vậy cho thấy cây phát triển rất tốt, năng suất khoảng 3,2 - 3,8 kg tươi/m2 , trong đó phương thức ươm hạt rồi trồng trên luống cho năng suất cao, tương đương một số tỉnh phía Bắc có trồng thương mại loại cây này.

Những người nghiên cứu cũng trồng thử nghiệm cây kim tiền thảo lấy từ tự nhiên tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây phát triển rất tốt tính thích nghi cao

Theo ông Nguyễn Đình Lâm, chủ nhiệm đề tài: Kết quả kiểm nghiệm về dược tính cho thấy, cây kim tiền thảo trồng, đạt từ 10,7 - 13,3%; cây kim tiền thảo từ tự nhiên đạt 9,8% (dược điển quy định, chất chiết được trong dược liệu không được dưới 8%) và một số thành phần khác đều đạt yêu cầu so với dược điển, tức là đạt giá trị thương mại trong việc chiết xuất, chế biến thành dược phẩm.

Còn cây giảo cổ lam, kết quả định lượng thành phần chất Saponin mẫu ở 3 huyện miền núi nói trên là từ 7,39 - 8,27%, chất Flavonoid từ 0,37 - 0,45%, tương đương với một số vùng trồng dược liệu ở nước ta

Như vậy cây kim tiền thảo và giảo cổ lam trồng được trên đất Bình Định, tuy cách trồng mỗi cây có khác nhau và các hoạt chất để SX dược liệu đều đạt yêu cầu. Năng suất chất lượng tương đương với một số vùng trồng thương mại ở một số tỉnh phía Bắc nước ta.

Cũng theo cách tính của ông Nguyễn Đình Lâm, chỉ sau 5 tháng trồng, với năng suất như trên (2,3 kg/m2 cây giảo cổ lam) với giá 14.000 đ/kg, thì mỗi ha (chỉ thực trồng 6.000 m2) cho thu nhập 210 triệu đồng, cao hơn cây ngô, lúa. Còn cây kim tiền thảo (3,8 kg/m2 ) với giá 22.800 đ/kg, thì mỗi ha thu nhập đến 180 triệu đồng.

Đề tài đang hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, để chuyển giao cho người dân, đơn vị kinh doanh, phát triển hai loại cây dược liệu này ở các huyện miền núi trong tỉnh.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/trong-giao-co-lam-kim-tien-thao-post135178.html


Có thể bạn quan tâm

Mỹ Giám Sát Ca Da Trơn Nguy Cơ Cho Xuất Khẩu Thuỷ Sản Mỹ Giám Sát Ca Da Trơn Nguy Cơ Cho Xuất Khẩu Thuỷ Sản

Các rào cản thương mại mang tính bảo hộ của Mỹ sẽ không những là nguy cơ đối với xuất khẩu thủy sản không chỉ của Việt Nam mà, còn các nước ASEAN khác. Đó là nhận định được đưa ra bên lề cuộc thảo luận bàn tròn về hợp tác nông nghiệp Việt-Mỹ vừa diễn ra tại Washington DC.

07/05/2014
Ổi Lê Đài Loan Mô Hình Mới Cho Thu Nhập Cao Ổi Lê Đài Loan Mô Hình Mới Cho Thu Nhập Cao

Với ưu điểm trái ngon, nhanh cho thu hoạch, giá cả và thị trường đầu ra hấp dẫn, cho thu nhập cao, nên có không ít nông dân xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đang chọn cây ổi lê Đài Loan trồng thay thế những cây trồng kém hiệu quả. Đây được xem là mô hình điểm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

22/05/2014
Dự Án Nuôi Bò Ở Xã Long An (Châu Thành) Dự Án Nuôi Bò Ở Xã Long An (Châu Thành)

Trong tháng 1-2012, Hội Nông dân huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã triển khai thực hiện dự án chăn nuôi, đã giải ngân cho 30 hộ nông dân xã Long An có nhu cầu vay vốn chăn nuôi từ nguồn vốn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tổng tiền vốn 700 triệu đồng (mỗi hộ vay từ 20 - 30 triệu đồng), thời hạn 3 năm trả nợ (2012 - 2015).

07/05/2014
Tái Cơ Cấu Sản Xuất Nông Nghiệp Giống Tốt Vẫn Chưa Đủ Tái Cơ Cấu Sản Xuất Nông Nghiệp Giống Tốt Vẫn Chưa Đủ

Một trong những giải pháp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu từ đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là phải đột phá từ khâu giống. Đó là giống mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

23/05/2014
Hà Nam Phát Triển Đề Án Chăn Nuôi Bò Sữa Hà Nam Phát Triển Đề Án Chăn Nuôi Bò Sữa

Chăn nuôi bò sữa là một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Chăn nuôi bò sữa cũng là biện pháp để xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

07/05/2014