Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.
Việc trồng cây lộc vừng được tiến hành theo phương thức Nhà nước hỗ trợ cây giống, nhân dân tham gia trồng, chăm sóc. Trước mỗi nhà dân dọc hai bên đường phố sẽ được trồng một cây lộc vừng, nhà nào ở gần nhất sẽ chăm sóc cây lộc vừng đó. Hoạt động này nhằm tạo một nét đẹp riêng cho TP.Đông Hà trong lĩnh vực phát triển cây xanh đường phố.
Hiện nay, cây lộc vừng tiếp tục được TP.Đông Hà ưu tiên, vận động nhân dân trồng và chăm sóc để vừa tạo bóng mát vừa làm đẹp cho thành phố. Tuy nhiên, các chuyên gia về cây trồng khuyến cáo, lộc vừng là loại cây có giá trị kinh tế cao, đẹp, nhưng hoa nhỏ, nhanh tàn, rụng hoa nhiều trong ngày, nên rất tốn công sức quét dọn đường, hơn nữa loại cây này có độ che phủ không cao. Vì vậy, TP. Đông Hà cần có kế hoạch phát triển loại cây này ở mức độ vừa phải, phù hợp với cảnh quan của thành phố, không nên phát triển ồ ạt
Có thể bạn quan tâm

Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”.

"Mọi mục tiêu trợ giúp phải đi đến cái đích cuối cùng là giúp người nông dân (ND) xóa đói nghèo, vươn lên giàu có..." - ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội nông dân Sơn La, tâm sự.

Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý chất lượng tôm giống” do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức mới đây, các đại biểu đều ủng hộ phương án phải kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.

Góp vốn, đất đai, cây thuốc... thành lập hợp tác xã (HTX) - cách làm này đã và đang giúp cho đồng bào Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) bảo tồn và phát triển những cây thuốc và bài thuốc quý.

Phân bón hữu cơ sinh học đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển do phù hợp với nhiều loại đất, cây trồng, đồng thời an toàn cho môi trường cũng như người sử dụng...