Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.
Việc trồng cây lộc vừng được tiến hành theo phương thức Nhà nước hỗ trợ cây giống, nhân dân tham gia trồng, chăm sóc. Trước mỗi nhà dân dọc hai bên đường phố sẽ được trồng một cây lộc vừng, nhà nào ở gần nhất sẽ chăm sóc cây lộc vừng đó. Hoạt động này nhằm tạo một nét đẹp riêng cho TP.Đông Hà trong lĩnh vực phát triển cây xanh đường phố.
Hiện nay, cây lộc vừng tiếp tục được TP.Đông Hà ưu tiên, vận động nhân dân trồng và chăm sóc để vừa tạo bóng mát vừa làm đẹp cho thành phố. Tuy nhiên, các chuyên gia về cây trồng khuyến cáo, lộc vừng là loại cây có giá trị kinh tế cao, đẹp, nhưng hoa nhỏ, nhanh tàn, rụng hoa nhiều trong ngày, nên rất tốn công sức quét dọn đường, hơn nữa loại cây này có độ che phủ không cao. Vì vậy, TP. Đông Hà cần có kế hoạch phát triển loại cây này ở mức độ vừa phải, phù hợp với cảnh quan của thành phố, không nên phát triển ồ ạt
Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngân hàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộc phải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.