Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Dưa Leo Theo Qui Trình VietGAP Thu Lợi Nhuận 20 Triệu Đồng/vụ

Trồng Dưa Leo Theo Qui Trình VietGAP Thu Lợi Nhuận 20 Triệu Đồng/vụ
Ngày đăng: 26/04/2012

Trồng Rau dưa leo theo qui trình VietGAP trên diện tích 5.200 m2, kết quả nhận được là Giấy chứng nhận, sản phẩm thu hoạch bán cho Hợp tác xã Phước An với giá cao hơn 20% so với sản phẩm không có có giấy chứng nhận bán cho Thương lái, thu được lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng.

Đến thăm nhà ông Phan Văn Thắm, ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh (TP.HCM), chúng tôi được biết: Ông sinh năm 1965, từ trước tới nay ông luôn gắn bó, cần mẫn với ruộng đồng của mình để trang trải các chi phí trong gia đình gồm 4 thành viên là vợ và 2 con nhỏ.

Ông tâm sự: trước đây, từ năm 1990 – 1995 ông chuyên trồng hoa huệ, nhưng dần dần ông thấy trồng hoa huệ liên tục trên một chân đất nên sinh ra nhiều sâu bệnh, hiệu quả thu không cao. Đầu năm 1995, ông mạnh dạn đổi qua một ít trồng hoa sống đời và chủ yếu là rau màu. Qua thời gian dài, ông thấy năng suất thu hoạch của vườn rau nhà mình ngày càng kém. Trong khi đó, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao: cứ 2 năm phải đổi đất 1 lần để giảm lây lan mầm bệnh, rất tốn công lao động, mà công lao động nông nghiệp ngày càng khó tìm do xu hướng chuyển sang ngành nghề khác của bà con địa phương. 

Ngoài ra, giá vật tư nông nghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,… ngày càng tăng cao. Qua các thông tin báo, đài, cán bộ Khuyến nông,… ông biết được tác hại của các lọai hóa bảo vệ thực vật và phân bón ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường và tồn dư trong sản phẩm rau ảnh hưởng đến người tiêu dùng,… tháng 03/2010 ông tham gia vào Câu lạc bộ Rau sạch xã Hưng Long, để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với bà con trồng rau sạch, nhằm giảm thiểu các tác hại đó. 

Tại đây, ông nhận được thông tin Trạm Khuyến nông Bình Chánh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau theo qui trình VietGAP, ông đã quyết định tham dự và hiểu rõ các qui định, thủ tục, cũng như qui trình kỹ thuật trồng, ông đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện mô hình trình diễn khuyến nông “Trồng rau ăn lá theo qui trình VietGAP”, với mong muốn có được giấy chứng nhận thì rau của nhà mình bán giá cao hơn người khác. Tuy nhiên, sản phẩm thu hoạch có hàm lượng vi sinh vượt ngưỡng cho phép do một hôm ông sơ xót để đàn gà chạy vào khu sản xuất, thế là ông không được giấy chứng nhận.

Với lòng quyết tâm, ông đã chuyển qua trồng Dưa leo theo qui trình VietGAP trên diện tích 5.200 m2. Cũng như lần trước, ông đã tuân thủ nghiêm ngặt từng qui định bón phân, phun thuốc, cách ly khi thu hoạch,... trong qui trình kỹ thuật trồng; ghi chép cẩn thận từng chi tiết trong sổ nhật ký đồng ruộng do cán bộ Khuyến nông cung cấp và hướng dẫn; lưu trữ tất cả các bao bì nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, giống, phân bón đã sử dụng hết hoặc còn dở dang để tiện trong việc kiểm tra và cấp chứng nhận. Kết quả đã mỉm cười với ông, ông đã nhận được giấy chứng nhận trồng dưa leo theo qui trình VietGAP. Sản phẩm của ông bán cho Hợp tác xã Phước An với giá thu mua cao hơn 20% so với sản phẩm không có giấy chứng nhận bán cho thương lái. Rất dễ dàng trong tính toán hiệu quả kinh tế do có ghi đầy đủ trong quyển nhật ký đồng ruộng, ông nói vụ Dưa leo vừa qua, với diện tích 5.200 m2 thu được lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng.

Là người đầu tiên ở huyện Bình Chánh cầm giấy chứng nhận trong tay, ông rất phấn khởi và mong muốn ở huyện mình sẽ có nhiều hộ cùng tham gia và liên kết lại trồng rau theo qui trình VietGAP để dễ ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm đảm bảo số lượng lớn và ổn định, thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Một Số Lưu Ý Khi Bón Phân Cho Cây Trồng Một Số Lưu Ý Khi Bón Phân Cho Cây Trồng

Phân bón cho cây trồng nông nghiệp bao gồm nhiều loại, nhưng có thể qui tập vào những nhóm chủ yếu: phân hữu cơ (cả hữu cơ vi sinh); phân vô cơ (phân đa lượng, trung lượng, vi lượng); phân vi sinh vật. Phân hữu cơ và phân vô cơ đều cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhưng không thể thay thế cho nhau.

29/07/2013
Làm Giàu Nhờ Sản Xuất Kết Hợp Chăn Nuôi Làm Giàu Nhờ Sản Xuất Kết Hợp Chăn Nuôi

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Câu Lạc Bộ “Gia Đình 5 Không, 3 Sạch” Hiệu Quả Mô Hình Câu Lạc Bộ “Gia Đình 5 Không, 3 Sạch”

Mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại Chi hội Phụ nữ thôn Thành Sơn (xã Xuân Hải, Ninh Hải) mới đi vào hoạt động được một năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

29/07/2013
Làm Giàu Trên Vùng Sỏi Đá Làm Giàu Trên Vùng Sỏi Đá

Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.

29/07/2013
Quảng Sơn Mùa Mía Chín Quảng Sơn Mùa Mía Chín

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.

29/07/2013