Trồng dưa leo Cúc 71 thu nhập gấp đôi trồng lúa

Vụ đông 2015, Cty CP Giống cây trồng Nam An (Cty CP Giống cây trồng miền Nam) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn (Nghệ An) chuyển giao kỹ thuật trồng dưa leo Cúc 71 cho nông dân xã Xuân Lâm.
Người dân xã Xuân Lâm thu hoạch Cúc 71.
Mô hình triển khai từ ngày 10/9 trên diện tích 5 ha với sự tham gia của trên 100 hộ nông dân. Ông Phan Đình Nhâm, Trưởng ban Nông nghiệp xã Xuân Lâm khẳng định, dưa leo Cúc 71 có nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn, quả to, có mùi thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Từ những thành công bước đầu ở xóm 16 và 17, tới đây xã sẽ có phương án nhân rộng ra ở các xóm khác theo hướng trồng gối vụ để có sản phẩm đều đặn cho thị trường.
Vụ này gia đình bà Phạm Thị Thanh (xóm 16) chỉ triển khai trồng Cúc 71 quá nửa sào nhưng đã thu về gần chục triệu đồng.
Theo bà Thanh, kỹ thuật trồng dưa leo Cúc 71 không quá cầu kỳ, người dân dễ dàng áp dụng. Nếu các hộ chủ động phòng ngừa sâu bệnh, tích trữ nước tưới thì nắm chắc phần thắng.
“Dù mới gieo trồng vụ đầu nhưng dưa leo Cúc 71 rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, về lâu dài sẽ là cây trồng mang lại giá trị ổn định.
Nếu thực hiện theo đúng hướng dẫn thì mỗi vụ có thể thu hoạch đến 3 đợt (kéo dài từ 70 - 80 ngày) cho thu nhập gấp đôi so với trồng lúa”, bà Thanh khẳng định.
Xã Xuân Lâm từ lâu được biết đến là địa phương trồng rau màu có tiếng của huyện Nam Đàn. Nhiều bà con cho biết từng đưa giống dưa của Thái Lan về trồng nhưng hiệu quả vẫn không bằng Cúc 71.
Ưu điểm của Cúc 71 là TGST ngắn (35 - 40 ngày), thu hoạch rải vụ, quả có màu sắc đẹp, chất lượng đảm bảo và giá cao hơn các giống dưa khác.
Hiện thương lái tiến hành mua ngay tại đồng với giá từ 5.000 - 6.000 đ/kg. Bà con chịu khó đánh hàng trực tiếp xuống chợ đầu mối thì bán được giá gấp đôi.
“Những năm trước chúng tôi trồng dưa leo đại trà, không tính toán mùa vụ nên thường bị thương lái ép giá. Năm nay được cán bộ trực tiếp hướng dẫn quy trình SX an toàn nên sản phẩm làm ra không lo mất giá”, bà Nguyễn Thị Dương, xóm 16 hồ hởi nói.
Anh Chu Văn Quân, Cty CP Giống cây trồng Nam An cho biết thêm, giống dưa leo Cúc 71 có dạng cây gọn, màu xanh đậm, tốc độ leo giàn nhanh, mỗi quả dài 18 - 20cm, trọng lượng trung bình từ 180 - 230 gr.
Nếu các giống thông thường chỉ trồng theo thời vụ thì Cúc 71 trồng được quanh năm, năng suất bình quân đạt từ 40 - 60 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.