Trồng dưa leo Cúc 71 thu nhập gấp đôi trồng lúa

Vụ đông 2015, Cty CP Giống cây trồng Nam An (Cty CP Giống cây trồng miền Nam) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn (Nghệ An) chuyển giao kỹ thuật trồng dưa leo Cúc 71 cho nông dân xã Xuân Lâm.
Người dân xã Xuân Lâm thu hoạch Cúc 71.
Mô hình triển khai từ ngày 10/9 trên diện tích 5 ha với sự tham gia của trên 100 hộ nông dân. Ông Phan Đình Nhâm, Trưởng ban Nông nghiệp xã Xuân Lâm khẳng định, dưa leo Cúc 71 có nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn, quả to, có mùi thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Từ những thành công bước đầu ở xóm 16 và 17, tới đây xã sẽ có phương án nhân rộng ra ở các xóm khác theo hướng trồng gối vụ để có sản phẩm đều đặn cho thị trường.
Vụ này gia đình bà Phạm Thị Thanh (xóm 16) chỉ triển khai trồng Cúc 71 quá nửa sào nhưng đã thu về gần chục triệu đồng.
Theo bà Thanh, kỹ thuật trồng dưa leo Cúc 71 không quá cầu kỳ, người dân dễ dàng áp dụng. Nếu các hộ chủ động phòng ngừa sâu bệnh, tích trữ nước tưới thì nắm chắc phần thắng.
“Dù mới gieo trồng vụ đầu nhưng dưa leo Cúc 71 rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, về lâu dài sẽ là cây trồng mang lại giá trị ổn định.
Nếu thực hiện theo đúng hướng dẫn thì mỗi vụ có thể thu hoạch đến 3 đợt (kéo dài từ 70 - 80 ngày) cho thu nhập gấp đôi so với trồng lúa”, bà Thanh khẳng định.
Xã Xuân Lâm từ lâu được biết đến là địa phương trồng rau màu có tiếng của huyện Nam Đàn. Nhiều bà con cho biết từng đưa giống dưa của Thái Lan về trồng nhưng hiệu quả vẫn không bằng Cúc 71.
Ưu điểm của Cúc 71 là TGST ngắn (35 - 40 ngày), thu hoạch rải vụ, quả có màu sắc đẹp, chất lượng đảm bảo và giá cao hơn các giống dưa khác.
Hiện thương lái tiến hành mua ngay tại đồng với giá từ 5.000 - 6.000 đ/kg. Bà con chịu khó đánh hàng trực tiếp xuống chợ đầu mối thì bán được giá gấp đôi.
“Những năm trước chúng tôi trồng dưa leo đại trà, không tính toán mùa vụ nên thường bị thương lái ép giá. Năm nay được cán bộ trực tiếp hướng dẫn quy trình SX an toàn nên sản phẩm làm ra không lo mất giá”, bà Nguyễn Thị Dương, xóm 16 hồ hởi nói.
Anh Chu Văn Quân, Cty CP Giống cây trồng Nam An cho biết thêm, giống dưa leo Cúc 71 có dạng cây gọn, màu xanh đậm, tốc độ leo giàn nhanh, mỗi quả dài 18 - 20cm, trọng lượng trung bình từ 180 - 230 gr.
Nếu các giống thông thường chỉ trồng theo thời vụ thì Cúc 71 trồng được quanh năm, năng suất bình quân đạt từ 40 - 60 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã thả giống 464 ha tôm thâm canh, 1.635 ha cá nước ngọt, 108 ha ngao và tập trung vào chăm sóc, quản lý ao nuôi. Từ tháng 5 đến nay, thời tiết ban ngày nắng nóng, ban đêm có mưa, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ trong môi trường ao nuôi, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi.

Là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phát huy lợi thế này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

Sau 7 tháng gửi kiến nghị tới Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) kiến nghị sửa đổi quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, ngày 29/6/2015, NAFIQAD đã gửi Công văn số 1777/QLCL-CL1 tới Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ ủy quyền tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý kể từ ngày 02/7/2015.

Đi kèm với sản xuất giống, nuôi trồng, Tiền Giang hiện còn có rất nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô rất lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Đây là lợi thế không phải địa phương nào cũng có được.