Trồng Dưa Lê Theo Hướng Công Nghệ Cao

Giống dưa lê vỏ vàng Kim Anh và giống dưa lê vỏ vân lưới Alien là hai giống có năng suất cao, chất lượng khá tốt và cho hiệu quả kinh tế cao nhất, đây là kết quả đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng dưa lê theo hướng công nghệ cao” do ThS. Hoàng Anh Tuấn, Ban quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM thực hiện, đã được Sở khoa học & công nghệ TP.HCM nghiệm thu.
Theo kết quả này, công thức dinh dưỡng với tỷ lệ N:P:K là 200:60:280 thích hợp nhất đối với 2 giống dưa lê Kim Anh và Alien trồng trong nhà màng trên giá thể 100% mụn dừa, với mật độ 2.778 cây/1.000 m2.
Quy trình trồng thử nghiệm hai giống dưa lê Kim Anh và Alien trong nhà màng 600 m2 thực hiện tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp của khu nông nghiệp công nghệ cao. Nhóm nghiên cứu đã xuất bản 100 bản sổ tay quy trình trồng thử nghiệm hai giống dưa lê Kim Anh và Alien trong nhà màng (lưu hành nội bộ) và tập huấn chuyển giao cho 50 người tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.