Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 27/07/2013

Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.

Ông Ý cho biết, năm 2010 gia đình ông có hơn 4 sào đất trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên ông đã chuyển sang trồng dưa lê siêu ngọt. Giống dưa lê siêu ngọt được trồng vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 8, có đặc điểm là đầu tư ít, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ đậu quả. Dưa ra quả có vỏ màu xanh sáng, ăn giòn, ngọt.

Trồng dưa lê siêu ngọt phải chăm sóc tỉ mỉ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xử lý như đất được lên luống cao 30 - 35 cm, trên luống được phủ một lớp ni lông để giữ được độ ẩm trong đất, hạn chế cỏ mọc và không cho quả tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để hạn chế sâu bọ xâm hại. Ngoài ra, cần theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, tỉa lá già, tạo độ thông thoáng… Thời gian thu hoạch nhanh, từ 45 - 50 ngày.

Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên ngay trong đầu vụ, gia đình ông đã gặt hái được thành công. Vụ dưa tháng 4 vừa qua, gia đình ông thu được trên 25 tấn quả, với giá bán hiện nay là 13.000/kg và trừ chi phí thu về được 25 - 30 triệu đồng. Kinh nghiệm của ông Ý là trồng dưa lê trên đất cát pha thịt màu mỡ, tơi xốp và đặc biệt chủ động được nguồn nước tưới từ giếng khoan nên mỗi năm trồng gối được 3 vụ. Về đầu ra cho sản phẩm, mỗi vụ thu hoạch, thương lái khắp nơi từ Tuyên Quang, Phú Thọ… đến thu mua tại vườn.

Nhờ trồng dưa lê mà gia đình ông đã vươn lên làm giàu. Ông Mai Bảo Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Lang Quán cho biết, mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn xã góp phần phát triển kinh tế bền vững. Được biết, thời gian tới ông Ý có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dưa lê lên 6 sào.


Có thể bạn quan tâm

Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.

16/06/2015
Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.

16/06/2015
Bắp lai SSC 2095 chịu hạn Bắp lai SSC 2095 chịu hạn

Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

16/06/2015
Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao? Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao?

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

16/06/2015
Trồng đậu phụng xen mì cho hiệu quả cao hơn Trồng đậu phụng xen mì cho hiệu quả cao hơn

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.

16/06/2015