Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Dưa Kim Cô Nương

Trồng Dưa Kim Cô Nương
Ngày đăng: 02/05/2014

Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng tôi được biết, hiện nhiều hộ dân ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đang đưa cây dưa Kim Cô Nương vào gieo trồng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình bà Hoàng Thị Sơi ở thôn Nà Chuông I với diện tích 1.500 m2 , mỗi năm trồng hai vụ dưa, gia đình bà Sơi thu hoạch gần năm tấn dưa, thu nhập gần 100 triệu đồng...

Giống dưa Kim Cô Nương có trọng lượng từ 1 kg đến 1,5 kg, hàm lượng đường đạt 15% - 18%, hình ô-van, vỏ trơn, khi chín có mầu vàng kim, ruột quả mầu vàng và cùi giòn, cho vị ngọt mát và được đánh giá là có chất lượng cao hơn giống dưa hấu thông thường.

Dưa có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 58 đến 60 ngày. Bên cạnh đó, dưa Kim Cô Nương còn có các ưu điểm khác: tiết kiệm nước, phân bón, tiết kiệm công lao động, chủ động về thời vụ và chăm bón chất dinh dưỡng cho cây, không bị ảnh hưởng bởi môi trường đất, khống chế sự lây lan của dịch hại...

Sau khi thu hoạch dễ bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được một tháng, dưa càng để lâu thì vỏ càng vàng đậm, dưa càng ngọt cho nên được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Đặc biệt, giá bán khoảng 20 nghìn đồng/kg, gấp ba đến bốn lần dưa hấu.

Được biết, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đã trồng thử nghiệm thành công giống dưa Kim Cô Nương theo tiêu chuẩn VietGap, mở ra triển vọng về một giống nông sản sạch, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân xứ Lạng.

Hiện nhiều hộ gia đình ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đã được các cán bộ Trung tâm hỗ trợ giống, tập huấn phương pháp canh tác mới để nhân rộng loại dưa này.

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn, có thể trồng mỗi năm hai vụ dưa, kết hợp với một vụ trồng cây khác như trồng ớt ngọt, cà chua hay hoa tươi để tăng thêm thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Lo Vụ Tôm Mới Lo Vụ Tôm Mới

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.

22/01/2015
Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Giảm 4,7% Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Giảm 4,7%

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.

22/01/2015
Về Quê Nuôi Ếch Về Quê Nuôi Ếch

Từng có công việc khá ổn định ở thành phố song anh Trần Nhật Mỹ (sinh năm 1988), trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại quyết định trở về quê, bám đất làm giàu. Trải qua không ít khó khăn, giờ đây anh Mỹ đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, là một trong những người tiên phong nuôi ếch ở quê nhà.

22/01/2015
Quảng Ninh Phát Triển Thuỷ Sản Theo Hướng Bền Vững Quảng Ninh Phát Triển Thuỷ Sản Theo Hướng Bền Vững

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

22/01/2015
Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).

22/01/2015