Trồng Dưa Kim Cô Nương

Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng tôi được biết, hiện nhiều hộ dân ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đang đưa cây dưa Kim Cô Nương vào gieo trồng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình bà Hoàng Thị Sơi ở thôn Nà Chuông I với diện tích 1.500 m2 , mỗi năm trồng hai vụ dưa, gia đình bà Sơi thu hoạch gần năm tấn dưa, thu nhập gần 100 triệu đồng...
Giống dưa Kim Cô Nương có trọng lượng từ 1 kg đến 1,5 kg, hàm lượng đường đạt 15% - 18%, hình ô-van, vỏ trơn, khi chín có mầu vàng kim, ruột quả mầu vàng và cùi giòn, cho vị ngọt mát và được đánh giá là có chất lượng cao hơn giống dưa hấu thông thường.
Dưa có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 58 đến 60 ngày. Bên cạnh đó, dưa Kim Cô Nương còn có các ưu điểm khác: tiết kiệm nước, phân bón, tiết kiệm công lao động, chủ động về thời vụ và chăm bón chất dinh dưỡng cho cây, không bị ảnh hưởng bởi môi trường đất, khống chế sự lây lan của dịch hại...
Sau khi thu hoạch dễ bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được một tháng, dưa càng để lâu thì vỏ càng vàng đậm, dưa càng ngọt cho nên được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Đặc biệt, giá bán khoảng 20 nghìn đồng/kg, gấp ba đến bốn lần dưa hấu.
Được biết, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đã trồng thử nghiệm thành công giống dưa Kim Cô Nương theo tiêu chuẩn VietGap, mở ra triển vọng về một giống nông sản sạch, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân xứ Lạng.
Hiện nhiều hộ gia đình ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đã được các cán bộ Trung tâm hỗ trợ giống, tập huấn phương pháp canh tác mới để nhân rộng loại dưa này.
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn, có thể trồng mỗi năm hai vụ dưa, kết hợp với một vụ trồng cây khác như trồng ớt ngọt, cà chua hay hoa tươi để tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.

Nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần xây dựng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án giảm nghèo theo hình thức chăn nuôi gà thả vườn (dự án) cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn xã Tân Lợi (Đồng Phú).

Trong khi nhiều người đang đau đầu với bài toán trồng - chặt thì ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người phất lên và trở thành tỉ phú nhờ cây cam xoàn. Trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Đen (Sáu Đen - PV) ở ấp 2 của địa phương này.

Bất kể ngày hay đêm, ông Đào Văn Non (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn làm việc với đam mê cháy bỏng.

Giá bán dao động từ 5000-7000 đ/kg, cao hơn năm ngoái từ 2000-3000 đ/kg, như vậy gần 1 mẫu ruộng trồng dưa bở cũng cho thu hoạch gần 50 triệu đồng cả vụ.