Trồng Dưa Kim Cô Nương

Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng tôi được biết, hiện nhiều hộ dân ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đang đưa cây dưa Kim Cô Nương vào gieo trồng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình bà Hoàng Thị Sơi ở thôn Nà Chuông I với diện tích 1.500 m2 , mỗi năm trồng hai vụ dưa, gia đình bà Sơi thu hoạch gần năm tấn dưa, thu nhập gần 100 triệu đồng...
Giống dưa Kim Cô Nương có trọng lượng từ 1 kg đến 1,5 kg, hàm lượng đường đạt 15% - 18%, hình ô-van, vỏ trơn, khi chín có mầu vàng kim, ruột quả mầu vàng và cùi giòn, cho vị ngọt mát và được đánh giá là có chất lượng cao hơn giống dưa hấu thông thường.
Dưa có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 58 đến 60 ngày. Bên cạnh đó, dưa Kim Cô Nương còn có các ưu điểm khác: tiết kiệm nước, phân bón, tiết kiệm công lao động, chủ động về thời vụ và chăm bón chất dinh dưỡng cho cây, không bị ảnh hưởng bởi môi trường đất, khống chế sự lây lan của dịch hại...
Sau khi thu hoạch dễ bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được một tháng, dưa càng để lâu thì vỏ càng vàng đậm, dưa càng ngọt cho nên được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Đặc biệt, giá bán khoảng 20 nghìn đồng/kg, gấp ba đến bốn lần dưa hấu.
Được biết, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đã trồng thử nghiệm thành công giống dưa Kim Cô Nương theo tiêu chuẩn VietGap, mở ra triển vọng về một giống nông sản sạch, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân xứ Lạng.
Hiện nhiều hộ gia đình ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đã được các cán bộ Trung tâm hỗ trợ giống, tập huấn phương pháp canh tác mới để nhân rộng loại dưa này.
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn, có thể trồng mỗi năm hai vụ dưa, kết hợp với một vụ trồng cây khác như trồng ớt ngọt, cà chua hay hoa tươi để tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.

Vụ Chiêm xuân 2014-2015, toàn tỉnh Bắc Giang có kế hoạch xây dựng 103 cánh đồng mẫu với tổng diện tích hơn 3.100 ha. Trong đó, xây dựng mới 49 cánh đồng mẫu và duy trì 54 cánh đồng từ năm 2014.

Đến thăm cánh đồng mẫu thôn Quang Hiển, Thanh Lương, xã Quang Thịnh, trước mắt chúng tôi là những thửa ruộng trồng dưa bao tử xanh tốt, nối tiếp nhau trải dài. Nhiều nông dân đang nhanh tay thu hái quả để bảo đảm đúng yêu cầu kích cỡ và kịp cân cho tư thương.

Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.