Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha

Thực hiện mô hình trồng dưa lấy nụ bò trên giàn, rút ngắn thời gian canh tác và mang lại hiệu quả tối ưu, sau khi trồng, chăm sóc hơn 1 tháng, nông dân trồng dưa lấy nụ sẽ bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên và kéo dài thời gian thu hoạch hơn 1 tháng.
Anh Phạm Văn Nghiệp (43 tuổi, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự) cho biết: “Trồng dưa lấy nụ chi phí đầu tư thấp, thực hiện khá dễ vì phù hợp với mọi loại đất, đặc biệt là đất bãi bồi sẽ cho năng suất cao”.
Bình quân 1 ngày nông dân trồng dưa nụ thu hoạch từ 200 - 250 kg/công, tổng năng suất thu hoạch cả vụ là 3 - 4 tấn nụ/công. Chị Hồ Thị Kim Định (38 tuổi, ngụ xã Long Khánh B) trồng hơn 3 công dưa nụ đã thu hoạch dứt điểm và tiếp tục xuống giống lại.
Chị chia sẻ: “Trồng dưa lấy nụ cho lợi nhuận cao hơn so với dưa leo, bầu, bí, hành lá... Thương lái thu mua cũng dễ dàng, vụ này cũng kiếm được hơn 15 triệu đồng”.
Sau khi tiến hành bẻ nụ dưa được thương lái địa phương thu mua với giá 5.000 - 6.000 đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc nông dân thu lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha tùy theo thời điểm bán nụ dưa và năng suất.
Ông Phạm Văn Hùng (ấp Long Thái, xã Long Khánh B) với 5 năm kinh nghiệm trồng dưa lấy nụ cho biết: “Trồng nụ dưa chủ yếu là phòng trừ các bệnh sương mai, đốm lá và thời thiết, nếu thuận lợi sẽ giúp nông dân có thu nhập khá”.
Trồng dưa hấu lấy nụ là hướng đi mới giúp nông dân huyện Hồng Ngự thực hiện tốt chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng rau màu nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…