Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha

Thực hiện mô hình trồng dưa lấy nụ bò trên giàn, rút ngắn thời gian canh tác và mang lại hiệu quả tối ưu, sau khi trồng, chăm sóc hơn 1 tháng, nông dân trồng dưa lấy nụ sẽ bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên và kéo dài thời gian thu hoạch hơn 1 tháng.
Anh Phạm Văn Nghiệp (43 tuổi, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự) cho biết: “Trồng dưa lấy nụ chi phí đầu tư thấp, thực hiện khá dễ vì phù hợp với mọi loại đất, đặc biệt là đất bãi bồi sẽ cho năng suất cao”.
Bình quân 1 ngày nông dân trồng dưa nụ thu hoạch từ 200 - 250 kg/công, tổng năng suất thu hoạch cả vụ là 3 - 4 tấn nụ/công. Chị Hồ Thị Kim Định (38 tuổi, ngụ xã Long Khánh B) trồng hơn 3 công dưa nụ đã thu hoạch dứt điểm và tiếp tục xuống giống lại.
Chị chia sẻ: “Trồng dưa lấy nụ cho lợi nhuận cao hơn so với dưa leo, bầu, bí, hành lá... Thương lái thu mua cũng dễ dàng, vụ này cũng kiếm được hơn 15 triệu đồng”.
Sau khi tiến hành bẻ nụ dưa được thương lái địa phương thu mua với giá 5.000 - 6.000 đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc nông dân thu lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha tùy theo thời điểm bán nụ dưa và năng suất.
Ông Phạm Văn Hùng (ấp Long Thái, xã Long Khánh B) với 5 năm kinh nghiệm trồng dưa lấy nụ cho biết: “Trồng nụ dưa chủ yếu là phòng trừ các bệnh sương mai, đốm lá và thời thiết, nếu thuận lợi sẽ giúp nông dân có thu nhập khá”.
Trồng dưa hấu lấy nụ là hướng đi mới giúp nông dân huyện Hồng Ngự thực hiện tốt chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng rau màu nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.