Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Có lẽ chưa nơi nào trồng dưa chuột nhiều như ở Tam Dương, đặc biệt là ở xã An Hòa. Khoảng năm 1990, phong trào trồng dưa chuột ở Tam Dương rất phát triển, vì có Công ty Chế biến rau quả Tam Dương bao tiêu đầu ra. Song sau đó, do thị trường biến động, phong trào trồng dưa đã dần mai một. Từ năm 2000 đến nay, phong trào trồng dưa chuột mới phát triển trở lại.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó phòng NNPTNT huyện Tam Dương cho hay: "Từ năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc đã phối hợp với huyện triển khai mô hình trồng dưa chuột tại một số xã trên địa bàn huyện, với diện tích khoảng 20ha. Các hộ tham gia mô hình được cấp 100% giống, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật. Từ kết quả của mô hình, đến nay diện tích trồng dưa chuột vụ đông chiếm khoảng 70% diện tích, giá trị đạt từ 9 - 12 triệu đồng/sào".
Chỉ tính riêng xã An Hòa, diện tích trồng dưa đã tăng từ 40ha năm 2000 lên 220ha năm 2012. Trung bình, mỗi ngày xã cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn dưa. Anh Lê Văn Hồng (thôn Ngọc Thạch 1, xã An Hòa), một trong những người được hưởng lợi từ mô hình nói: "Cây dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ sau 1 tháng trồng là bắt đầu cho thu hoạch. Nếu chăm tốt đạt 3,3 tạ quả/sào, chỉ cần giá 4.000 - 5.000 đồng/kg, mỗi sào dưa đã thu hơn chục triệu đồng".
Khi hỏi về kỹ thuật chăm sóc cây dưa chuột, chị Đặng Thị Mai (thôn Ngọc Thạch 1) chia sẻ: "Gặt xong thì cày úp đất, rồi lên luống. Ngâm, ủ hạt nảy mầm thì đưa ra ruộng trồng. Khi dưa lên 5 lá thì tiến hành bón phân chuồng, lân, kali và bắt đầu cắm giàn để dưa leo. Dưa chủ yếu hay mắc các bệnh như sương mai, muội cám, với các bệnh này cần phát hiện sớm phun thuốc ngay, tránh để lây ra trên diện rộng"
Có thể bạn quan tâm

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.

Kể từ ngày 17/2/2016, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này để xem xét, công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Nhiều nhà vườn trồng bưởi trong tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi, do giá bưởi luôn ở mức cao và ổn định, đặc biệt là hai loại bưởi da xanh và bưởi năm roi.