Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Có lẽ chưa nơi nào trồng dưa chuột nhiều như ở Tam Dương, đặc biệt là ở xã An Hòa. Khoảng năm 1990, phong trào trồng dưa chuột ở Tam Dương rất phát triển, vì có Công ty Chế biến rau quả Tam Dương bao tiêu đầu ra. Song sau đó, do thị trường biến động, phong trào trồng dưa đã dần mai một. Từ năm 2000 đến nay, phong trào trồng dưa chuột mới phát triển trở lại.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó phòng NNPTNT huyện Tam Dương cho hay: "Từ năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc đã phối hợp với huyện triển khai mô hình trồng dưa chuột tại một số xã trên địa bàn huyện, với diện tích khoảng 20ha. Các hộ tham gia mô hình được cấp 100% giống, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật. Từ kết quả của mô hình, đến nay diện tích trồng dưa chuột vụ đông chiếm khoảng 70% diện tích, giá trị đạt từ 9 - 12 triệu đồng/sào".
Chỉ tính riêng xã An Hòa, diện tích trồng dưa đã tăng từ 40ha năm 2000 lên 220ha năm 2012. Trung bình, mỗi ngày xã cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn dưa. Anh Lê Văn Hồng (thôn Ngọc Thạch 1, xã An Hòa), một trong những người được hưởng lợi từ mô hình nói: "Cây dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ sau 1 tháng trồng là bắt đầu cho thu hoạch. Nếu chăm tốt đạt 3,3 tạ quả/sào, chỉ cần giá 4.000 - 5.000 đồng/kg, mỗi sào dưa đã thu hơn chục triệu đồng".
Khi hỏi về kỹ thuật chăm sóc cây dưa chuột, chị Đặng Thị Mai (thôn Ngọc Thạch 1) chia sẻ: "Gặt xong thì cày úp đất, rồi lên luống. Ngâm, ủ hạt nảy mầm thì đưa ra ruộng trồng. Khi dưa lên 5 lá thì tiến hành bón phân chuồng, lân, kali và bắt đầu cắm giàn để dưa leo. Dưa chủ yếu hay mắc các bệnh như sương mai, muội cám, với các bệnh này cần phát hiện sớm phun thuốc ngay, tránh để lây ra trên diện rộng"
Có thể bạn quan tâm

Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đã có những chính sách thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần việc khai thác, sử dụng loại nhiên liệu này là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí ngày càng tăng cao.

Chị Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Vật dụng để làm giá đỗ gồm tấm ni lông, bao bố, gạch. Về quy trình làm, ngâm đậu trong thời gian 9 tiếng đồng hồ theo công thức 2 sôi, 3 lạnh.

Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã La Bằng (Đại Từ) rất phấn khởi bởi sau 3 năm nỗ lực, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và đang được các ngành chức năng thẩm định hồ sơ để công nhận đạt chuẩn vào tháng 12 tới.

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.