Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng đu đủ nằm nghiêng, hiệu quả bất ngờ

Trồng đu đủ nằm nghiêng, hiệu quả bất ngờ
Ngày đăng: 16/07/2015

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Khải ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

Vườn đu đủ của gia đình này rộng 6 sào, đang ở thời kỳ ra trái. Nhờ có nhiều sáng kiến trong canh tác, nên đu đủ cho trái to, đều, năng suất cao gấp rưỡi so với những hộ trồng theo cách thông thường. Hiện nay, cứ 4 ngày họ hái đu đủ 1 lần, mỗi lần thu được 1,4 tấn. Thương lái mua tận vườn giá 4.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày thu gần 300.000 đồng, liên tục trong vòng một năm nay.

Anh Khải chia sẻ, trồng đu đủ cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây khác. Tuy vậy, để đạt hiệu quả, khâu đầu tiên phải chọn được vùng đất thích hợp. Đặc tính của đu đủ là “nắng không ưa, mưa không chịu”, vì vậy chỉ trồng được ở vùng đất tơi, xốp, độ ẩm cao, thoát nước dễ. Việc chọn giống cũng rất quan trọng, để loại bỏ bớt cây đực, chỉ sử dụng những quả đu đủ to đều vừa chín ửng, mổ ra lấy hạt dùng rổ đãi chọn những hạt chắc phơi qua một nắng đưa đi ươm. Khi hạt nẩy mầm, cho vào bầu nuôi 30 ngày cây cao khoảng 15 cm là đưa ra trồng.

Thông thường, cây được trồng thẳng đứng, nhưng qua thực tế theo cách này cây chỉ phát triển nhanh về chiều cao, mà lại chậm ra trái, nếu gặp mưa lớn dễ đổ ngã. Cách làm của anh Khải là khi trồng đặt bầu giống nằm dọc, để thân đu đủ nằm nghiêng so với mặt đất, mật độ vừa phải, khoảng 300 cây/sào là vừa. Với cách trồng này, hạn chế cây phát triển chiều cao, trong khi bộ rễ và gốc cây to, chắc, khi đu đủ ra trái gặp mưa, gió vẫn không đổ ngã. Cần chú ý, quá trình chăm sóc chỉ dùng tay nhổ cỏ, không dùng cuốc làm đứt rễ, dẫn đến bị úng thủy, cây chết.

Với phương pháp canh tác mới của anh Khải, nếu được bà con áp dụng rộng rãi chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người Dân Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người Dân

Bắc phong là xã trọng điểm về cây lúa của huyện Thuận Bắc, với diện tích trên 500 ha. Để đạt được tiêu chí về thu nhập trong chương trình xa6y dựng nông thôn mới, xã đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích nông dân liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích.

30/07/2013
Tác Động Từ Liên Minh Sản Xuất Giống Dê Lai Bachboer Phước Hậu Tác Động Từ Liên Minh Sản Xuất Giống Dê Lai Bachboer Phước Hậu

Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer Phước Hậu (Ninh Phước) là sự hợp tác tự nguyện giữa tổ hợp tác nuôi giống dê lai Bachboer Phước Hậu (gồm 60 hộ làm nghề chăn nuôi dê) với doanh nghiệp tư nhân Phạm Đức Toàn, Phước Mỹ, Phan Rang-Tháp Chàm.

30/07/2013
Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Ninh Sơn Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Ninh Sơn

Thời gian qua, huyện Ninh Sơn đã triển khai nhiều mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, cũng như góp phần đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của địa phương.

30/07/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình “Thâm Canh Lúa Nước” Vùng Cao Hiệu Quả Từ Mô Hình “Thâm Canh Lúa Nước” Vùng Cao

Nhằm giúp bà con Raglai vùng cao từng bước tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong sản xuất, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng mô hình “Thâm canh lúa nước”.

30/07/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Rừng Neem Phòng Hộ Ven Biển Hiệu Quả Từ Mô Hình Rừng Neem Phòng Hộ Ven Biển

Cây Neem được trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận vào năm 1995, cho khả năng chịu hạn và sinh trưởng tốt hơn hẳn các loại cây đã trồng như keo lá tràm, phi lao, bạch đàn…

30/07/2013