Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng đu đủ nằm nghiêng, hiệu quả bất ngờ

Trồng đu đủ nằm nghiêng, hiệu quả bất ngờ
Ngày đăng: 16/07/2015

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Khải ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

Vườn đu đủ của gia đình này rộng 6 sào, đang ở thời kỳ ra trái. Nhờ có nhiều sáng kiến trong canh tác, nên đu đủ cho trái to, đều, năng suất cao gấp rưỡi so với những hộ trồng theo cách thông thường. Hiện nay, cứ 4 ngày họ hái đu đủ 1 lần, mỗi lần thu được 1,4 tấn. Thương lái mua tận vườn giá 4.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày thu gần 300.000 đồng, liên tục trong vòng một năm nay.

Anh Khải chia sẻ, trồng đu đủ cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây khác. Tuy vậy, để đạt hiệu quả, khâu đầu tiên phải chọn được vùng đất thích hợp. Đặc tính của đu đủ là “nắng không ưa, mưa không chịu”, vì vậy chỉ trồng được ở vùng đất tơi, xốp, độ ẩm cao, thoát nước dễ. Việc chọn giống cũng rất quan trọng, để loại bỏ bớt cây đực, chỉ sử dụng những quả đu đủ to đều vừa chín ửng, mổ ra lấy hạt dùng rổ đãi chọn những hạt chắc phơi qua một nắng đưa đi ươm. Khi hạt nẩy mầm, cho vào bầu nuôi 30 ngày cây cao khoảng 15 cm là đưa ra trồng.

Thông thường, cây được trồng thẳng đứng, nhưng qua thực tế theo cách này cây chỉ phát triển nhanh về chiều cao, mà lại chậm ra trái, nếu gặp mưa lớn dễ đổ ngã. Cách làm của anh Khải là khi trồng đặt bầu giống nằm dọc, để thân đu đủ nằm nghiêng so với mặt đất, mật độ vừa phải, khoảng 300 cây/sào là vừa. Với cách trồng này, hạn chế cây phát triển chiều cao, trong khi bộ rễ và gốc cây to, chắc, khi đu đủ ra trái gặp mưa, gió vẫn không đổ ngã. Cần chú ý, quá trình chăm sóc chỉ dùng tay nhổ cỏ, không dùng cuốc làm đứt rễ, dẫn đến bị úng thủy, cây chết.

Với phương pháp canh tác mới của anh Khải, nếu được bà con áp dụng rộng rãi chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cua Biển Trong Rừng Ngập Mặn Ở Quảng Ninh Nuôi Cua Biển Trong Rừng Ngập Mặn Ở Quảng Ninh

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

21/05/2013
Mô Hình Nuôi Thỏ Bước Đầu Giúp Dân Thoát Nghèo Mô Hình Nuôi Thỏ Bước Đầu Giúp Dân Thoát Nghèo

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

21/05/2013
Thu Nhập Ổn Định Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Thu Nhập Ổn Định Từ Chăn Nuôi Bò Sữa

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.

21/05/2013
Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

23/05/2013
Tồn Đọng 1 Triệu Con Gà Tồn Đọng 1 Triệu Con Gà

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

23/05/2013