Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điều Kiểu Mới

Trồng Điều Kiểu Mới
Ngày đăng: 20/06/2014

Trồng điều từ năm 1986 với diện tích ban đầu hơn 1 hécta, hiện nay gia đình ông Nguyễn Hải Dương (xã Bàu Cạn, huyện Long Thành - Đồng Nai) có hơn 3 hécta điều, mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

Năm 2012, trong một chuyến thăm trại cây giống ở huyện Trảng Bom, biết một giống điều mới với dáng cây nhỏ, thấp cho nhiều quả, ông đã mua về trồng thử. Ban đầu ông mua 50 cây về trồng, thấy giống mới phát triển nhanh nên ông đã mua thêm 300 cây nữa để mở rộng diện tích.

Tuy nhiên, ông Dương không trồng theo dạng điều truyền thống mà trồng theo kiểu bonsai, cây chỉ cao khoảng 1,5m. Ông Dương chia sẻ: “Giống điều này tới năm thứ 2 đã bắt đầu ra bông, mỗi cây sẽ để lại khoảng 30-40 chồi to, khỏe. Sau mỗi lần thu hoạch trái xong tôi cắt đi toàn bộ cành nhỏ, chỉ để lại gốc và các cành lớn”.

Cách trồng điều ghép giống mới theo dạng bonsai của ông Dương được xem là một trong những mô hình mới ở Đồng Nai. Cách làm này cũng phù hợp với diện tích đất nhỏ của hàng vạn hộ nông dân, chỉ cần có diện tích đất vườn nho nhỏ cũng có thể trồng điều mới này và bắt đầu thu hoạch từ năm thứ 2 trở đi.

Ông Dương cho biết : “Vì trồng theo dạng bonsai nên buộc người dân phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn trồng điều truyền thống, phải bảo vệ bộ lá thật tốt để không bị côn trùng phá hoại, đảm bảo cho việc ra chồi của cây”.

Hiện nay, ông Dương cũng đã thay 1hécta điều cũ sang trồng điều ”kiểu mới” với năng suất cao hơn để tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, ông Dương cũng ươm thêm giống cây mới và hướng dẫn cho nông dân trong vùng cách trồng và chăm sóc cây điều theo dạng bonsai.


Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

26/01/2015
Diện Tích Nuôi Cá Tra Tăng Không Đáng Kể Diện Tích Nuôi Cá Tra Tăng Không Đáng Kể

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.

26/01/2015
Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn

Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...

26/01/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

26/01/2015
Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới

Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.

26/01/2015