Trồng Dâu Tây Nhật Chất Lượng Cao Ở Đà Lạt

Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương.
Tuy nhiên, quy trình chăm sóc dâu tây Nhật của ông Phi luôn phải đạt “chuẩn sạch” từ khâu xuống giống (trên giá thể xơ dừa) đến khâu tưới nước, bón phân nhỏ giọt (bơm lên từ giếng nước ngầm), sử dụng máy quạt điều hòa nhiệt độ trong nhà kính, và cuối cùng là khâu thu hoạch và đóng gói, thu dọn sạch sẽ các nhánh lá, cuống trái phế phẩm… để tránh phát sinh những mầm bệnh mới. Hiện tại, ông Phi đang nhân giống dâu tây Nhật để trồng mới thêm trong diện tích 2.000m2 nhà kính…
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi

Dự án khắc phục cúm gia cầm (CGC) của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH)”.

Chuyên gia Petrushina Tatiana đã 3 năm cắm chốt ở VN để trợ giúp việc nuôi cá tầm. Chị là người được tặng danh hiệu “Người nuôi cá nhân dân” do đích thân tổng thống Nga trực tiếp ký.