Trồng Đậu Phộng Cho Thu Nhập Ổn Định

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Hiện nay nông dân Đại Tâm đã chủ động được nguồn nước trong sản xuất, nên bà con trồng đậu phộng quanh năm. Chỉ khoảng ba tháng chăm sóc là cho thu hoạch, do đó một năm bà con có thể trồng từ 3 – 4 vụ.
Vùng đất pha cát của Đại Tâm rất thích hợp để trồng đậu phộng, là cây ra hoa trên thân nhưng cho củ dưới đất, nên đậu phộng cần luống trồng tơi xốp cao ráo. Trước khi trồng cần bón phân lân để cây phát triển tốt.
Theo kinh nghiệm của ông Trần Văn Hồng ở ấp Tâm Thọ, muốn đậu phát triển tốt cần chú ý một số điểm: “Theo kinh nghiệm của tôi, cách trồng đậu phộng cũng đơn giản, trước nhất mình xới luống, bón vôi bón lân, gieo hạt, cây đậu thì cần nhất là kali, lân, còn đạm thì đậu tự tổng hợp được.
Chăm sóc cũng dễ, chủ yếu nhổ cỏ, bón phân đúng, cỡ ba tháng thì thu hoạch. Lượng đạm đậu để lại trong đất rất tốt, mình giao lại khoai hay rau gì lên cũng tốt hơn”. Còn theo kinh nghiệm của chị Thạch Thị Thu Cúc ở cùng ấp thì: “Trồng đậu phộng ít tốn phân thuốc lắm, với lại ít tốn công chăm sóc nữa 2 – 3 ngày mới làm cỏ lần, nhưng khi cây lớn thì ít có cỏ lắm nên mình cũng không tốn công nhiều rất thuận lợi”.
Một công đậu phộng thu hoạch ít nhất cũng được khoảng 500 kg, có hộ thu được 1 tấn. Giá đậu phộng từ 8 – 15 ngàn đồng/kg, tính ra một công đất thu về từ 8 triệu đến trên 15 triệu đồng. Chị Cúc cho biết thêm: “Đậu phộng có thể trồng quanh năm được, nhưng theo kinh nghiệm tôi thấy mình cứ trồng một thứ hoài thì năng suất không được cao, mình phải cho đất nghỉ hay trồng lại mấy loại rau khác, rồi sau đó mới trồng lại đậu phộng thì vụ đó mới trúng lại”.
Mỗi năm Sóc Trăng có trên 40 ngàn ha trồng rau đậu các loại, trong đó Đại Tâm có hơn 800 ha màu. Đất đai thường được nông dân canh tác quanh năm để tăng thu nhập, nên mau bị bạc màu, mất dưỡng chất.
Do cây họ đậu có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất và theo kinh nghiệm của nông dân không nên trồng đậu phộng hoặc các loại cây họ đậu trên một diện tích trong thời gian dài, vì như vậy mầm bệnh sẽ lưu tồn và phát triển. Do đó đậu phộng thích hợp trồng xen canh hoặc luân canh, vừa giúp cải tạo đất vừa cải thiện thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Ngày 20/7, Ban lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam do ông Lê Minh Châu - Phó Tổng giám đốc dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ trồng cây cao su tại Thanh Chương. Cùng đi có ông Phạm Trung Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.