Trồng Cúc Vạn Thọ Phục Vụ Tết

Cuối tháng 8 âm lịch là thời điểm nông dân trồng hoa kiểng xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự tất bất chuẩn bị cho mùa vụ hoa-kiểng tết. Bên cạnh các loại hoa được trồng phổ biến phục vụ tết như Mai, bon sai, cúc, hồng thì cúc vạn thọ được xem là loại hoa chủ lực của địa phương.
Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc.
Tận dụng nguồn rơm nguyên liệu phế thải sau vụ trồng nấm rơm làm nguyên liệu chính cho hỗn hợp đất trồng trong giỏ hoa. Hỗn hợp đất trồng gồm rơm rạ hoai mục, tro trấu được xả nước nhiều lần để giảm độ mặn và trộn một ít phân chuồng hoai. Đất gieo trồng tơi xốp, thoát nước nhanh và được trộn nấm Trichoderma để rễ phát triển tốt hạn chế bệnh cho cây con.
Giỏ trồng cúc vạn thọ có bọc túi nilong cắt đáy để thoát nước. Vô đất lần đầu chỉ khoảng 1/3 giỏ, phần còn lại để bón thúc dần hàng tuần cho đến khi đầy giỏ.
Việc bón thúc được thực hiện kể từ 10 ngày sau gieo hạt. Bón thúc bằng hỗn hợp đất trên và một số loại phân bón như Ure, NPK và Kali tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Sâu, bệnh hại chính cho cúc vạn thọ là dòi đục lá, bọ trĩ, sâu ăn bông, lá và bệnh chết cây con, bệnh rỉ sắt, bệnh héo xanh
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.

Ngọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở Ninh Bình có độ dày, rất tròn, kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.