Trồng Cúc Vạn Thọ Phục Vụ Tết

Cuối tháng 8 âm lịch là thời điểm nông dân trồng hoa kiểng xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự tất bất chuẩn bị cho mùa vụ hoa-kiểng tết. Bên cạnh các loại hoa được trồng phổ biến phục vụ tết như Mai, bon sai, cúc, hồng thì cúc vạn thọ được xem là loại hoa chủ lực của địa phương.
Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc.
Tận dụng nguồn rơm nguyên liệu phế thải sau vụ trồng nấm rơm làm nguyên liệu chính cho hỗn hợp đất trồng trong giỏ hoa. Hỗn hợp đất trồng gồm rơm rạ hoai mục, tro trấu được xả nước nhiều lần để giảm độ mặn và trộn một ít phân chuồng hoai. Đất gieo trồng tơi xốp, thoát nước nhanh và được trộn nấm Trichoderma để rễ phát triển tốt hạn chế bệnh cho cây con.
Giỏ trồng cúc vạn thọ có bọc túi nilong cắt đáy để thoát nước. Vô đất lần đầu chỉ khoảng 1/3 giỏ, phần còn lại để bón thúc dần hàng tuần cho đến khi đầy giỏ.
Việc bón thúc được thực hiện kể từ 10 ngày sau gieo hạt. Bón thúc bằng hỗn hợp đất trên và một số loại phân bón như Ure, NPK và Kali tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Sâu, bệnh hại chính cho cúc vạn thọ là dòi đục lá, bọ trĩ, sâu ăn bông, lá và bệnh chết cây con, bệnh rỉ sắt, bệnh héo xanh
Có thể bạn quan tâm

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.