Trồng Cúc Vạn Thọ Phục Vụ Tết

Cuối tháng 8 âm lịch là thời điểm nông dân trồng hoa kiểng xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự tất bất chuẩn bị cho mùa vụ hoa-kiểng tết. Bên cạnh các loại hoa được trồng phổ biến phục vụ tết như Mai, bon sai, cúc, hồng thì cúc vạn thọ được xem là loại hoa chủ lực của địa phương.
Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc.
Tận dụng nguồn rơm nguyên liệu phế thải sau vụ trồng nấm rơm làm nguyên liệu chính cho hỗn hợp đất trồng trong giỏ hoa. Hỗn hợp đất trồng gồm rơm rạ hoai mục, tro trấu được xả nước nhiều lần để giảm độ mặn và trộn một ít phân chuồng hoai. Đất gieo trồng tơi xốp, thoát nước nhanh và được trộn nấm Trichoderma để rễ phát triển tốt hạn chế bệnh cho cây con.
Giỏ trồng cúc vạn thọ có bọc túi nilong cắt đáy để thoát nước. Vô đất lần đầu chỉ khoảng 1/3 giỏ, phần còn lại để bón thúc dần hàng tuần cho đến khi đầy giỏ.
Việc bón thúc được thực hiện kể từ 10 ngày sau gieo hạt. Bón thúc bằng hỗn hợp đất trên và một số loại phân bón như Ure, NPK và Kali tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Sâu, bệnh hại chính cho cúc vạn thọ là dòi đục lá, bọ trĩ, sâu ăn bông, lá và bệnh chết cây con, bệnh rỉ sắt, bệnh héo xanh
Có thể bạn quan tâm

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.