Trồng cỏ voi trên đất rẫy

Loại cỏ này có thân giống cây mía, chịu hạn tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhiều nhánh và giàu dinh dưỡng. Cỏ không phải trồng lại thường xuyên, sau khi thu hoạch khoảng 20 - 30 ngày sẽ tự tái sinh.
Anh Phạm Văn Tâm (43 tuổi), ngụ xã Long Khánh A cho biết: “Cỏ coi dễ trồng và nhiều dinh dưỡng nên được nhiều người trồng để cho bò ăn và bán cho cả chủ nuôi bò khác”.
Toàn huyện Hồng Ngự có 5.000 con bò các loại nên lượng thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ voi rất cần thiết và dự trữ khi mùa mưa bão. Sau thời gian thu hoạch khoảng 1 năm, bà con có thể tiến hành chặt bỏ gốc đã già cỗi để trồng mới. Với diện tích 1.000m2 trồng cỏ voi, mỗi năm có thể cho thêm thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay gặp khó khăn đã kéo giá cá tra nguyên liệu xuống mức thấp còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi. Chẳng những bị lỗ, hàng loạt hộ nuôi cá ở Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ… còn bị các doanh nghiệp nợ tiền mua nguyên liệu kéo dài không trả hoặc chỉ trả “nhỏ giọt”, khiến người nuôi khốn đốn…

Vợ chồng anh Lâm Phú Lợi (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã nói như thế về sự đổi thay cuộc sống từ khi nuôi ếch giống đến nay.

Thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 - 2020.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương UBND tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.