Trồng Cỏ Nhung Giúp Nhiều Lao Động Nhàn Rỗi Có Mức Thu Nhập Ổn Định

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Chị Dương Thị Định ở ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông cho biết, gia đình chị làm nghề trồng hoa kiểng, thời gian nhàn rỗi, chị cùng nhiều chị em trong xã làm thêm nghề trồng cỏ nhung để kiếm thêm thu nhập, trung bình mỗi ngày trồng cỏ cho thu nhập 80.000 đồng, nhờ đó cũng có thêm thu nhập giải quyết sinh hoạt hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.