Trồng Cỏ Nhung Giúp Nhiều Lao Động Nhàn Rỗi Có Mức Thu Nhập Ổn Định

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Chị Dương Thị Định ở ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông cho biết, gia đình chị làm nghề trồng hoa kiểng, thời gian nhàn rỗi, chị cùng nhiều chị em trong xã làm thêm nghề trồng cỏ nhung để kiếm thêm thu nhập, trung bình mỗi ngày trồng cỏ cho thu nhập 80.000 đồng, nhờ đó cũng có thêm thu nhập giải quyết sinh hoạt hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.